Họp báo việc chuyển 91 ha rừng để xây dựng kênh thủy lợi Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 23-11, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Họp cung cấp thông tin về việc đề nghị cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên để xây dựng các tuyến kênh của công trình thủy lợi Ia Mơr. Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì cuộc họp.

 Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh thông tin với báo chí. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh thông tin với báo chí. Ảnh: Lê Nam

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh đã thông tin với báo chí một số vấn đề liên quan đến việc UBND tỉnh xin chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên nghèo để xây dựng kênh mương thủy lợi Ia Mơr. Trước đó, ngày 14-11-2017 có dư luận  “Xin phá rừng làm thủy lợi”, phản ánh việc UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên nghèo để xây dựng các tuyến kênh của công trình thủy lợi Ia Mơr nhưng không đăng tải đầy đủ thông tin, dễ gây hiểu nhầm trong dư luận.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chư Prông, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng thủy lợi 8, Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp đầy đủ thông tin về pháp lý có liên quan đến việc đề nghị cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên trên cho các cơ quan báo chí để có đầy đủ thông tin, tránh gây hiểu nhầm.

Theo đó, tại Công văn số 4078/UBND-NL của UBND tỉnh Gia Lai ngày 24-10-2017 gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển đổi rừng tự nhiên dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr giai đoạn 2 hoàn thành hệ thống kênh.

Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr (huyện Chư Prông) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai tại Văn bản số 1125/TTg-NN ngày 11-8-2015, Văn bản số 1749/TTg-KTN ngày 22-9-2009 và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự án tại Quyết định số 2954/QĐ-BNN-XD. Công trình có nhiệm vụ chính là tưới, cấp nước cho 14.347 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người dân trong vùng dự án đồng thời kết hợp giảm lũ cho hạ lưu, phát điện, giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Hiện nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành Hợp phần Hồ chứa nước Plei Pai, đập dâng Ia Lốp và đã được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, cắt giảm lũ, tưới trực tiếp cho 1.847 ha đất nông nghiệp, bảo đảm cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số khu tái định cư. Hợp phần Cụm công trình đầu mối Ia Mơr và kênh chính, kênh bơm sẽ hoàn thành trong năm 2017. Sau khi hoàn thành công trình sẽ tạo kho nước 177,8 triệu m3, cắt giảm lũ cho khu vực công trình, phần kênh chính và kênh bơm sẽ đảm bảo tưới cho 620 ha thuộc khu tái định cư sau hồ chứa.

Giai đoạn 2 của dự án là hoàn thiện hệ thống kênh đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1063/QĐ-BNN-KH ngày 30-3-2017. Việc tiếp tục thực hiện dự án cần phải chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên. Cụ thể, tổng diện tích rừng tự nhiên cần chuyển đổi là 91 ha. Diện tích rừng này là rừng tự nhiên nghèo thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất tại các tiểu khu 989, 990, 991, 997, 1000, 1001, 1003, 1006, 1011, 1012 thuộc xã Ia Mơr (huyện Chư Prông). Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, UBND tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên trên để dự án sớm được phê duyệt và tổ chức xây dựng.

Việc đầu tư hệ thống kênh sẽ phát huy hiệu quả của toàn bộ dự án, cung cấp nước tưới cho 12.500 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp, đưa khu vực Ia Mơr và Ia Lốp từ vùng đất hoang hóa chủ yếu là cây rừng khộp thành vựa lúa, hoa màu trong khu vực, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân trong vùng. Trong điều kiện hiện nay Ia Mơr là xã nghèo của huyện Chư Prông, công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để ổn định đời sống dân cư, ngăn chặn du canh, góp phần ổn định chính trị vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong vùng dự án, hạn chế ảnh hưởng lũ lụt của mùa mưa, tăng lưu lượng dòng chảy trong mùa khô. Được biết, tổng thể dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua từ cách đây gần 20 năm

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.