Ia Grai: Quản lý chặt chẽ nguồn thu phát sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Ia Grai đang phấn đấu đến cuối năm đạt tổng thu ngân sách 62,2 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với dự toán đầu năm. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện đã đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương cũng như đảm bảo lộ trình phát triển kinh tế-xã hội lâu dài...

Kết thúc quý II-2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 2.112,5 tỷ đồng, bằng 58,5% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 14/17 địa phương thu vượt kế hoạch. Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương liên quan phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm nay đạt 4.109 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với năm 2016.

 

Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai.                                   Ảnh: Đ.T
Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai. Ảnh: Đ.T

Huyện Ia Grai là một trong những địa phương được giao chỉ tiêu khá cao với  62,2 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với dự toán đầu năm và tăng 3 tỷ đồng so với Nghị quyết HĐND huyện. Làm thế nào để hài hòa giữa phấn đấu tăng thu, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội với việc cân bằng nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài là thử thách đặt ra cho huyện Ia Grai. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Chè-Phó Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, chỉ tiêu tăng thu chủ yếu rơi vào khoản thu tiền sử dụng đất, tăng 3 tỷ đồng so với dự toán đầu năm.

Trong 7 tháng năm 2017, khoản thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện đạt 7 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng 1 tỷ đồng. Đây cũng là khoản thu khả quan nhất và nhiều khả năng về đích sớm khi nhu cầu đất ở ngày một gia tăng trên địa bàn thị trấn Ia Kha và xã Ia Dêr. Cơ quan Thuế, chính quyền cấp xã phối hợp rất tốt trong việc quản lý giao dịch chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang thổ cư, cộng với việc quản lý chặt chẽ nguồn thu xây dựng nhà ở, thu nợ đối với các trường hợp hết hạn ghi nợ, thu phát sinh qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Tính đến hết quý II-2017, tổng thu ngân sách nhà nước của huyện  Ia Grai là 31,7 tỷ đồng, trong đó phần thu trên địa bàn đạt 29,8 tỷ đồng (đạt 55% kế hoạch tỉnh giao và 50% nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, thuế giá trị gia tăng thực hiện 7,31 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 302 triệu đồng, thuế tài nguyên 2 tỷ đồng, thu khác về thuế 480 triệu đồng.

Trên cơ sở tính toán, dự báo khả năng thu của Chi cục Thuế huyện cho thấy, bên cạnh tiền sử dụng đất thì cần khai thác thêm nguồn thuế công-thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (2,3 tỷ đồng), tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (2,5 tỷ đồng), thuế thu nhập cá nhân (200 triệu đồng). Để đạt được chỉ tiêu này, Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị, các xã, thị trấn. Đối với các khoản thu chưa đạt dự toán, cơ quan Thuế phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, tăng cường quản lý nguồn thu, nắm số lượng người nộp thuế nhằm có biện pháp đôn đốc thu kịp thời.

Mặt khác, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo chống thất thu thuế trên địa bàn, thực hiện đôn đốc các khoản thu liên quan đến đất như: thuế nhà đất, lệ phí trước bạ sang nhượng đất, thuế thu nhập cá nhân... Liên quan đến công tác thu nợ thuế, Chi cục Thuế tập trung phân tích nợ, lập kế hoạch thu nợ, tiến hành phân loại nợ thuế và khai thác tăng thu qua thanh-kiểm tra, thu phát sinh theo quy định. Phòng Tài chính-Kế hoạch và các đơn vị liên quan triển khai vận động các hộ kinh doanh cá thể phát triển lên doanh nghiệp; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai để tổ chức giao đất có thu tiền sử dụng đất và các khoản thuế về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.