Phát triển cánh đồng mẫu lớn: Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn đối với cây trồng là phương thức tổ chức sản xuất có tính khoa học, hợp lý trong ngành nông nghiệp. Gia Lai là vùng đất có nhiều thế mạnh để hình thành cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, phải cần rất nhiều giải pháp mang tính đột phá để tỉnh có thể đạt được mục tiêu này.

Tại Đak Pơ, mía là cây trồng chủ lực với tổng diện tích 7.576 ha. Tuy nhiên, trước năm 2012, diện tích mía trên địa bàn huyện nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ sở hữu từ 0,5 ha đến 3 ha, rất khó thực hiện cơ giới hóa. Kéo theo đó, năng suất mía không cao, trung bình chỉ đạt khoảng 65 tấn/ha. Vì vậy, từ niên vụ 2013-2014 đến nay, Nhà máy Đường An Khê đã liên kết cùng nông dân đầu tư sản xuất mía theo cánh đồng mẫu lớn.

 

Cánh đồng mía lớn tại Đak Pơ.                                                                                                                                     Ảnh: K.N.B
Cánh đồng mía lớn tại KBang. Ảnh: K.N.B

Ngoài việc thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trên đồng ruộng, Nhà máy còn hỗ trợ phân bùn, hướng dẫn bà con quy trình chăm sóc mía khoa học. Nhờ vậy, năng suất mía tăng lên, bình quân 100 tấn-140 tấn/ha. Không ngừng khuyến khích nhân rộng mô hình, hiện toàn huyện đã có gần 300 ha mía thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với gần 360 hộ tham gia. Tại hội thảo về cánh đồng mía lớn diễn ra hồi cuối quý III-2016, Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ Nguyễn Trường khẳng định huyện sẽ tạo mọi điều kiện để nhân dân nhân rộng cánh đồng mía lớn.

Cùng với Đak Pơ, tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành những vùng nông sản nguyên liệu, hàng hóa quy mô lớn với vùng cà phê 90.000 ha, vùng cao su 100.000 ha, vùng điều 17.000 ha, vùng bắp lai 52.000 ha, vùng mía 39.000 ha, vùng mì 64.000 ha, vùng lúa 50.000 ha... Cùng với đó, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh đã tạo hàng chục nhà máy chế biến quy mô lớn với công nghệ hiện đại như: Nhà máy Đường An Khê, Nhà máy Đường Thành Thành Công (Ayun Pa), Nhà máy Sắn Krông Pa, Nhà máy Sắn An Khê, các nhà máy chế biến mủ cao su ở hầu hết các công ty cao su trên địa bàn tỉnh. Đây là động lực thúc đẩy hình thành những vùng nông sản nguyên liệu có diện tích lớn trên địa bàn tỉnh. Bởi “thiếu doanh nghiệp, nông dân khó hình thành được các cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp, ngoài tiềm lực kinh tế, năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ thì còn có khả năng kiến tạo thị trường, kết nối thị trường”-ông Phạm Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết. Thời gian qua, với sự hỗ trợ và đầu tư đắc lực của doanh nghiệp chế biến, bước đầu trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các vùng liên kết sản xuất nông sản hàng hóa, manh nha những cánh đồng lớn sản xuất theo phương thức hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn, đặc biệt là vùng sản xuất mía đường tại vùng Đông và Đông Nam tỉnh.

“Tuy vậy, việc liên kết, xây dựng cánh đồng mẫu lớn vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: địa hình đồi dốc, phân cách gây trở ngại cho canh tác, thiếu nguồn nước tưới, tài nguyên suy kiệt, lạm dụng hóa chất, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém... Thêm hạn chế không thể không nhắc tới là người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, manh mún. Sản xuất thì còn quảng canh, “bóc lột” tài nguyên, tầm nhìn ngắn”-ông Phạm Văn Long nhận định.

Dự kiến đến năm 2020, Gia Lai sẽ xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên 6 đối tượng cây trồng chính là cà phê (3.700 ha), hồ tiêu (500 ha), mía (5.000 ha), sắn (5.000 ha), lúa (3.700 ha) và rau (45 ha). Theo nhận định từ Sở Nông nghiệp và PTNT, để liên kết này thành công cần đồng thời triển khai nhiều giải pháp. Đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, phá bỏ “bờ vùng, bờ thửa” trong tư duy, nâng cao trách nhiệm trong sản xuất, rà soát lại quy hoạch một cách khoa học gắn với yếu tố khách quan về tự nhiên, xã hội, nền tảng kinh tế, đặc biệt là thị trường. Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học sinh học và khoa học cơ giới, đưa nền sản xuất nông nghiệp lên hiện đại, năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với đó, xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất tốt, kiểm soát tốt chất lượng nông sản hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản; đảm bảo cánh đồng mẫu lớn sản xuất cùng một giống, theo một quy trình, đảm bảo một chứng chỉ sản phẩm. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển, bởi doanh nghiệp trong nông nghiệp dễ bị rủi ro, thu hồi vốn chậm nên rất cần sự hỗ trợ hợp lý.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.