Đức Cơ: Ổn định sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đức Cơ có điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, vai trò tác động Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chưa phát huy nhiều… nên phát triển kinh tế nông nghiệp có nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của địa phương.

Trên tinh thần đó, trong năm 2015, Đức Cơ đặc biệt chú trọng giữ vững sự ổn định đối với một số cây trồng chủ lực, có thế mạnh; thực hiện đúng định hướng về cây cao su trong tình hình cây trồng này đang khó khăn đầu ra; kiên quyết chuyển đổi diện tích cây trồng xa nguồn nước tưới, thoái hóa, già cỗi sang cây trồng phù hợp; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án... Từ đó, mặc dù gặp những khó khăn nhất định do thời tiết, giá cả thị trường tác động nhưng nhìn chung đến thời điểm này, sản xuất nông nghiệp Đức Cơ vẫn ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng.

 

Anh Được đang thu hái cà phê bói.      Ảnh: T.S
Anh Được đang thu hái cà phê bói. Ảnh: T.S

Tổng hợp từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến tháng 11 năm nay, Đức Cơ đã thu hoạch 469 ha cây trồng vụ mùa, đạt 59,7% diện tích (trừ cây mì). Trong đó, lúa nước 170 ha, lúa rẫy 184 ha (trồng xen canh trên diện tích cao su tái canh của các công ty 72, 74, 75), bắp trên 47 ha, đậu các loại 20 ha, đậu phộng 21,6 ha, rau các loại 26,7 ha. Đến nay, huyện đã triển khai kế hoạch sản xuất Đông Xuân 2015-2016 và hiện đã gieo trồng được 53,5 ha; trong đó lúa nước 51 ha, đạt 16% kế hoạch, 2,5 ha rau các loại, đạt 31,1% kế hoạch. Để hỗ trợ sản xuất, huyện triển khai chương trình trợ giá 50% kinh phí mua giống lúa phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân (đợt 2), ưu tiên cho các hộ là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo và cận nghèo. Kết quả đã trợ giá và giao 2.701,3 kg lúa HT1 nguyên chủng cho 94 hộ dân các xã, thị trấn sản xuất kịp thời vụ.

Đối với ngành chăn nuôi, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với các xã, thị trấn triển khai tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trâu bò đợt II-2015, kết quả đã tiêm được 4.500/7.000 liều; cấp 228 lít Benkocid cho các xã, thị trấn và Ban Quản lý chợ Đức Cơ triển khai Tháng Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường. Riêng trong tháng 11, ngành chức năng tiến hành kiểm soát 950 con heo, 25 con bò; kiểm tra lâm sàng và điều kiện vệ sinh thú y 900 con gà và 450 con vịt trưởng thành nhập vào địa bàn. Do làm tốt công tác kiểm tra giám sát nên tình hình chăn nuôi ổn định, chưa xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Theo thống kê, tổng diện tích cây cà phê toàn huyện là 5.251,8 ha, tăng 120,8 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh 4.886 ha, diện tích cà phê kiến thiết cơ bản 158, 5 ha, diện tích trồng mới 207,2 ha (tái canh 86,4 ha). Hiện bà con đang thu hoạch rộ cà phê, ước đạt 40% diện tích. Khảo sát cho thấy, năng suất cà phê ước 29 tạ nhân/ha, sản lượng vào khoảng 14.169,7 tấn, đạt 115,7% kế hoạch, giảm 111,7 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phan Đình Hải-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ đánh giá: Nhìn chung tình hình sản xuất cây cà phê trong vụ tương đối thuận lợi. Trong mùa khô, diện tích cà phê kinh doanh đều được cung cấp đủ lượng nước tưới trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Bước vào mùa mưa, tuy có sâu bệnh nhưng cà phê bị ảnh hưởng không đáng kể. Sản lượng cà phê giảm so với cùng kỳ nguyên nhân là do một số diện tích chuyển sang cây trồng khác, hay cà phê già cỗi, thoái hóa, năng suất thấp, người dân chặt bỏ để trồng tái canh giống mới hoặc hạn chế đầu tư chăm sóc.

Sau thu hoạch cà phê (cho đến hết năm), bà con tiếp tục thu hoạch tiêu. Diện tích hồ tiêu toàn huyện là 615 ha, tăng 97,5 ha so với vụ trước. Trong đó, diện tích hồ tiêu kinh doanh 319,8 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 197,7 ha, diện tích trồng mới 97,5 ha (73,8 ha tái canh). Diện tích hồ tiêu trồng mới và tái canh tiếp tục tăng, mặc dù huyện không có chính sách khuyến khích, vì sản xuất hồ tiêu đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật thâm canh phức tạp, cây tiêu lại dễ mắc bệnh chết nhanh chết chậm và tuyến trùng gây hại, trong khi chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị. Năm nay thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi cho cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển, tỷ lệ chết do sâu bệnh hại không đáng kể. Tháng 7, tháng 8, do ảnh hưởng của đợt tiểu hạn kéo dài 2-3 tuần nên đã có một số trụ tiêu trồng mới bị chết. Các hộ dân đã tự khắc phục, tiếp tục trồng dặm và tăng cường chăm sóc. Cây hồ tiêu đang trong giai đoạn cho quả non, năng suất ước đạt 31,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.007,4 tấn tiêu đen.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.