Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016 có thể không đạt được

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù, 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc do nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế còn gặp khó khăn, thách thức.

GDP có khả năng tăng thấp hơn mức dự báo, điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2016.
 

 Sẽ có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Sẽ có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.


Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm xung quanh vấn đề này.

- Xin ông đánh giá về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2016 và cho biết những ngành, lĩnh vực nào có dấu hiệu khởi sắc giúp cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong những tháng qua?

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trong 6 tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, lãi suất cho vay có xu hướng giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực…

Nổi bật, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng vẫn rất thấp.

Tiếp đến là đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2016 có nhiều thuận lợi, nhiều chính sách được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã giúp duy trì và phát triển dòng vốn FDI.

Số lượng dự án mới được cấp phép 6 tháng đầu năm 2016 đạt trên 1.000 dự án tăng lên đáng kể so với cùng kỳ 2015.

Tôi cho rằng số dự án nước ngoài tăng lên là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như tăng thu hút vốn đầu tư cho phát triển.

Đặc biệt, thời gian qua, xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra rất tích cực.

Bên cạnh những đối tác đầu tư truyền thống vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… thì nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển đặc biệt là khu vực châu Âu cũng đang quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Chính phủ đang nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giữ ổn định tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt 618.200 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 32,9% GDP bao gồm: vốn khu vực Nhà nước ước đạt 229.300 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; vốn khu vực ngoài nhà nước ước đạt 230.700 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 158.200 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,39%; bình quân 6 tháng CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015.

Lạm phát cơ bản (CPI) sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 6-2016 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 1,88% so với cùng kỳ; 6 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,8%.

Bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung và lạm phát cơ bản gần tiệm cận với nhau, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tác động tới tăng trưởng. Ông nhận định về tình hình này như thế nào?

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Theo tôi, tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến tăng trưởng; đặc biệt, nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng ở mức thấp như: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp khai thác; vận tải; dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn…

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm; mức tăng trưởng ngành công nghiệp thấp hơn cùng kỳ năm trước do ngành khai khoáng tăng trưởng âm và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp khai thác giảm do sản lượng khai thác dầu thô giảm hơn 500.000 tấn so với 6 tháng năm 2015.

Tốc độ phục hồi kinh tế đang có xu hướng chậm lại không chỉ trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, mà cả trong khu vực công nghiệp chế biến-là ngành được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh nhờ tác động của cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; ngành khai khoáng tăng trưởng âm do giá dầu giảm xuống ở mức thấp. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước.

- Với những thách thức trên, tăng trưởng kinh tế năm 2016 liệu có đạt mục tiêu 6,7% như Nghị quyết của Quốc hội đặt ra? Theo ông cần phải có những giải pháp gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trong 6 tháng đầu năm, GDP có khả năng tăng thấp hơn mức dự báo, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016.

Để khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; tuyệt đối không đặt ra các rào cản, điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Theo tôi, đặc biệt cần tập trung thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 theo đúng Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp, chính sách hỗ trợ các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu mở rộng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu để bù lại sản lượng giảm trong vụ Đông Xuân; đồng thời, nghiên cứu hướng dẫn các địa phương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thay đổi thời tiết trong thời gian tới.

Đối với sản xuất công nghiệp, chúng ta cần phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng thấp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến từ nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2016, vốn FDI, ODA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời, cần nhanh chóng giải quyết vấn đề nợ xấu xuống dưới ngưỡng an toàn, tạo điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với các ngành, hoạt động ưu tiên.

- Với những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, xin ông đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2016? Kết quả này có vai trò như thế nào trong kế hoạch thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020?

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016 là 6,7%, để đạt được mục tiêu trên 6 tháng cuối năm tăng trưởng kinh tế (GDP) cần đạt ở mức cao. Đây là một thách thức trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta trong năm 2016 còn nhiều khó khăn.

Do vậy, nếu Chính phủ và các địa phương không thực hiện các giải pháp tích cực, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016 là rất khó đạt được. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên ảnh hưởng này sẽ không lớn.

Theo tôi, giai đoạn 2017-2020, nếu các khó khăn được tháo gỡ, các giải pháp của Chính phủ được các cấp, các ngành thực hiện tốt, các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, kinh tế thế giới phục hồi sẽ tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.