Tỉnh sẽ không nhận đất các doanh nghiệp giao lại nếu vướng mắc chưa được giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 21-8, tại trụ sở Tỉnh ủy, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT-ông Hà Công Tuấn dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy về phương án sắp xếp, đổi mới Công ty nông nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tổng Công ty cà phê Việt Nam.
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Làm việc với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT có Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các Công ty cao su, cà phê liên quan.

Theo phương án sắp xếp, đổi mới Công ty nông nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì 4 Công ty TNHH một thành viên cao su đứng chân trên địa bàn tỉnh được chuyển thành Công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.  Trong 8 công ty cà phê thì 7 công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, còn công ty TNHH một thành viên cà phê Ia Châm sẽ giải thể do kinh doanh thua lỗ.

Cũng theo phương án sắp xếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 11 Công ty cao su, cà phê trên địa bàn tỉnh sau khi sắp xếp và giải thể 1 công ty sẽ giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng 1.864,43 ha đất. Điều đáng lo ngại là trong số diện tích đất bàn giao lại trên có rất nhiều diện tích đất bị tranh chấp, đất trồng cây lâu năm đã được giao khoán cho dân theo Nghị định 01 của Chính phủ. Trong đó, đơn vị giao lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng nhiều nhất là Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê với 856,57 ha; 1 Công ty không giao lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng là Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang khẳng định Thường trực Tỉnh ủy thống nhất cao với nội dung Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại các Công ty TNHH một thành viên cao su; Công ty cà phê trên địa bàn tỉnh lại nảy sinh việc bàn giao lại diện tích đất cho địa phương quản lý, sử dụng. Bàn giao đất cho địa phương là tốt nhưng địa phương sẽ không nhận đất bàn giao nếu các vướng mắt về đất đai chưa được giải quyết.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.