Đại sứ Cộng hòa Pháp thăm siêu trang trại của bầu Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh Gia Lai nói chung, Tập đoàn HA.GL nói riêng và Pháp có rất nhiều tiềm năng để hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bóng đá… Đó là khẳng định của Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier tại Việt Nam, sau khi kết thúc chuyến công tác tới Gia Lai, vào chiều 25-3. Đại sứ cho biết, cách đây chưa lâu, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã cử đoàn công tác sang tham quan thành phố Vichy của Pháp, với mong muốn trong tương lai xây dựng Pleiku trở thành “Thành phố vì sức khỏe”. Đáp lại chuyến thăm đó, lần này chúng tôi lên làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai và Tập đoàn HA.GL để tìm hiểu sâu hơn về những triển vọng hợp tác trong thời gian tới.
 

Đại sứ Pháp (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: M.V
Đại sứ Pháp (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: M.V

Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, Đại sứ Pháp và các thành viên trong đoàn đã xuống thăm trang trại chăn nuôi bò của Tập đoàn HA.GL tại xã Đak Yă, thuộc huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai), với quy mô trên 43.000 con (trong đó 1.500 con bò sữa)… Trang trại nuôi bò của ông bầu đội bóng Phố núi rộng 700 ha, có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất lý tưởng, phù hợp với loại gia súc này, được bố trí thành 2 khu vực: bò sữa và bò thịt.

Ông Võ Trường Sơn-quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn HA.GL tiết lộ: “Ở cả Việt Nam-Lào-Campuchia, từ nay cho đến năm 2015, đàn bò của chúng tôi sẽ tăng lên tới 150.000 con, góp phần mang lại nguồn thu đáng kể cho Tập đoàn HA.GL. Trong đó, đàn bò sữa được nuôi theo công nghệ tiên tiến Israel, do chuyên gia người nước này phụ trách trực tiếp; còn đàn bò thịt nuôi theo công nghệ Úc…”.

 

Ảnh: M.V
Ảnh: M.V

Mỗi con bò mới nhập về, có trọng lượng khoảng 250 kg, nuôi ở đây mỗi tháng tăng thêm khoảng 50 kg/con, 5 tháng sau mỗi con trung bình đạt 500 kg, tính ra mỗi con bò thịt khi xuất chuồng sẽ mang về 35 triệu đồng. Lấy số tiền này nhân với tổng số bò thịt hiện có, nó sẽ mang về dòng tiền lớn cho Tập đoàn HA.GL.

Để đáp ứng nguồn thức ăn cho “siêu trang trại bò” trên, bầu Đức cho trồng bạt ngàn đồng cỏ, bắp, mía liền kề bên cạnh… Tất cả được cơ giới hóa gần như toàn bộ, từ khâu chăm sóc, thu hoạch cho tới pha trộn khẩu phần ăn cho bò.

Đại sứ Jean Noel Poirier thổ lộ, khác với Đức, Hà Lan… vì lo sợ ảnh hưởng tới môi trường nên hiện nay ở Pháp chủ yếu vẫn áp dụng chăn nuôi bò theo mô hình truyền thống, hộ gia đình là chính. Từ mô hình trên, tin rằng một số doanh nghiệp Pháp có thể hợp tác tốt với HA.GL trong lĩnh vực này…

Minh Vỹ

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.