Viettel thêm cơ hội vào thị trường viễn thông Myanmar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên minh viễn thông Vodafone-China Mobile rút khỏi cuộc đua giành vé kinh doanh viễn thông tại Myanmar sẽ mở thêm khả năng để Tập đoàn Viettel tiến sâu hơn vào vòng xét duyệt sau cùng.

Theo Reuters, ngày 31-5 liên minh Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc)-hai nhà mạng lớn nhất thế giới đã tuyên bố rút khỏi cuộc đấu thầu giành giấy phép kinh doanh viễn thông tại Myanmar sau khi tính toán lợi nhuận không đủ bù chi phí đầu tư.
 

Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.
Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.

Động thái này diễn ra sau khi Myanmar công bố bản điều kiện hợp đồng cuối cùng ngày 20-5 vừa qua. Hai hãng cho biết: "Cơ hội tại đây không đáp ứng các tiêu chuẩn đầu tư khắt khe mà cả Vodafone và China Mobile theo đuổi".

Người phát ngôn của Vodafone cũng tiết lộ một trong những lo ngại của công ty này chính là việc dự luật sửa đổi luật viễn thông tại đây chưa có hiệu lực trước khi Myanmar chọn được hai công ty thắng thầu ngày 27-6. Trước đó, nhiều nhóm hoạt động trên thế giới cũng cảnh báo các công ty kinh doanh tại Myanmar cẩn thận trọng trước khi nước này nới lỏng kiểm soát việc tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận.

Vodafone-China Mobile là một trong 12 ứng cử viên lọt danh sách rút gọn được quyền đấu thầu giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Myanmar. Họ sẽ được quyền khai thác dịch vụ viễn thông trên toàn quốc trong 15 năm. Hạn chót để các công ty nộp hồ sơ là ngày 3-6 và hai hãng trúng thầu sẽ được công bố trước ngày 27-6. Danh sách các công ty còn lại có liên minh của tỷ phú đầu tư George Soros, hãng di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Serge Pun. Viettel cũng lọt vào top 12.

Sự rút lui của liên minh "đáng gườm" nhất trong cuộc chạy đua vào thị trường viễn thông Myanmar mở thêm cơ hội cạnh tranh cho Tập đoàn Viettel. Đại diện doanh nghiệp từ chối đưa bình luận ở thời điểm hiện tại. Một nguồn tin khác từ Viettel cho biết đây đang là giai đoạn căng thẳng để giành một trong hai chiếc vé trở thành nhà mạng tại Myanmar sẽ được công bố vào ngày 27-6 tới.

"Sắp tới sẽ phải trình bày phương án kinh doanh trước hội đồng để xét duyệt, nhân lực cấp cao của tập đoàn đều được huy động để chuẩn bị. Dù cơ hội lớn 99% nhưng không có nghĩa chắc chắn thành công", nguồn tin chia sẻ.

Viễn thông được đánh giá là một trong những mảnh đất màu mỡ nhất tại Myanmar. Đến cuối năm 2012, chỉ khoảng gần 10% trong hơn 60 triệu người dân được tiếp cận điện thoại di động. Chính phủ nước này tuyên bố muốn nâng tỷ lệ trên lên 75% đến 80% giai đoạn 2015-2016. Họ kỳ vọng việc mở cửa cho nhà đầu tư cá nhân sẽ làm tăng tính cạnh tranh và phát triển ngành. Để thực hiện mục tiêu này, đầu năm 2013, Myanmar công bố kế hoạch cấp thêm 2 giấy phép viễn thông (mỗi giấy thời hạn 15 năm) cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.