Viettel thêm cơ hội vào thị trường viễn thông Myanmar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên minh viễn thông Vodafone-China Mobile rút khỏi cuộc đua giành vé kinh doanh viễn thông tại Myanmar sẽ mở thêm khả năng để Tập đoàn Viettel tiến sâu hơn vào vòng xét duyệt sau cùng.

Theo Reuters, ngày 31-5 liên minh Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc)-hai nhà mạng lớn nhất thế giới đã tuyên bố rút khỏi cuộc đấu thầu giành giấy phép kinh doanh viễn thông tại Myanmar sau khi tính toán lợi nhuận không đủ bù chi phí đầu tư.
 

Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.
Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.

Động thái này diễn ra sau khi Myanmar công bố bản điều kiện hợp đồng cuối cùng ngày 20-5 vừa qua. Hai hãng cho biết: "Cơ hội tại đây không đáp ứng các tiêu chuẩn đầu tư khắt khe mà cả Vodafone và China Mobile theo đuổi".

Người phát ngôn của Vodafone cũng tiết lộ một trong những lo ngại của công ty này chính là việc dự luật sửa đổi luật viễn thông tại đây chưa có hiệu lực trước khi Myanmar chọn được hai công ty thắng thầu ngày 27-6. Trước đó, nhiều nhóm hoạt động trên thế giới cũng cảnh báo các công ty kinh doanh tại Myanmar cẩn thận trọng trước khi nước này nới lỏng kiểm soát việc tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận.

Vodafone-China Mobile là một trong 12 ứng cử viên lọt danh sách rút gọn được quyền đấu thầu giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Myanmar. Họ sẽ được quyền khai thác dịch vụ viễn thông trên toàn quốc trong 15 năm. Hạn chót để các công ty nộp hồ sơ là ngày 3-6 và hai hãng trúng thầu sẽ được công bố trước ngày 27-6. Danh sách các công ty còn lại có liên minh của tỷ phú đầu tư George Soros, hãng di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Serge Pun. Viettel cũng lọt vào top 12.

Sự rút lui của liên minh "đáng gườm" nhất trong cuộc chạy đua vào thị trường viễn thông Myanmar mở thêm cơ hội cạnh tranh cho Tập đoàn Viettel. Đại diện doanh nghiệp từ chối đưa bình luận ở thời điểm hiện tại. Một nguồn tin khác từ Viettel cho biết đây đang là giai đoạn căng thẳng để giành một trong hai chiếc vé trở thành nhà mạng tại Myanmar sẽ được công bố vào ngày 27-6 tới.

"Sắp tới sẽ phải trình bày phương án kinh doanh trước hội đồng để xét duyệt, nhân lực cấp cao của tập đoàn đều được huy động để chuẩn bị. Dù cơ hội lớn 99% nhưng không có nghĩa chắc chắn thành công", nguồn tin chia sẻ.

Viễn thông được đánh giá là một trong những mảnh đất màu mỡ nhất tại Myanmar. Đến cuối năm 2012, chỉ khoảng gần 10% trong hơn 60 triệu người dân được tiếp cận điện thoại di động. Chính phủ nước này tuyên bố muốn nâng tỷ lệ trên lên 75% đến 80% giai đoạn 2015-2016. Họ kỳ vọng việc mở cửa cho nhà đầu tư cá nhân sẽ làm tăng tính cạnh tranh và phát triển ngành. Để thực hiện mục tiêu này, đầu năm 2013, Myanmar công bố kế hoạch cấp thêm 2 giấy phép viễn thông (mỗi giấy thời hạn 15 năm) cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.