Đặc sắc ẩm thực "Khu 10"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi đến tham quan Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Gia Lai tại xã Krong, huyện Kbang (còn gọi là Khu 10), du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã do Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp-Dịch vụ Krong phục vụ. Đây là điểm nhấn quan trọng, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.
Xuất phát từ TP. Pleiku vào 7 giờ sáng, xe của Đoàn Thanh niên Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đến Khu di tích lúc hơn 10 giờ sáng. Sau khi thắp hương, tham quan, nghe thuyết minh, tìm hiểu về di tích và chụp ảnh lưu niệm, hành trình về nguồn càng thú vị khi các thành viên trong đoàn được thưởng thức những món ăn do HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong chế biến, phục vụ. Chỉ cần một tấm bạt trải rộng dưới tán cây mát rượi, cả đoàn đã có một bữa trưa ngon lành, đậm đà bản sắc với cơm lam, gà nướng, thịt heo xiên nướng, lá mì xào cà đắng, cá sông kho tộ, rau dớn xào, rau dớn nướng, rượu cần... Chị Trang, một thành viên của đoàn, hào hứng: “Sau đoạn đường dài khoảng gần 200 km, cả đoàn ai cũng đói. Vậy nên, khi được phục vụ ăn uống một cách kịp thời như thế này thì còn gì bằng”.
 Các thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong đang chế biến món ăn để phục vụ khách tham quan. Ảnh: H.D
Các thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong đang chế biến món ăn để phục vụ khách tham quan. Ảnh: H.D
Ông Đặng Minh Hoài-Giám đốc HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong-cho hay: “Từ khi Khu di tích được khánh thành, cứ vào mỗi cuối tuần đều có ít nhất 2 đoàn khách đến tham quan. Hầu hết các đoàn khách đều từ tỉnh khác tới, hoặc từ Pleiku xuống. Mà quãng đường vào tới Khu di tích khá xa nên khi tham quan xong, khách ra lại thị trấn để ăn trưa thì sẽ quá bữa. Nắm bắt nhu cầu thực tế, xã đã thành lập HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong, trong đó chú trọng đến mảng cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách. Bước đầu, dịch vụ đã được khách đón nhận nhiệt tình. Đồ ăn thức uống ở đây cũng được đánh giá là khá ngon”.
Được biết, trước khi HTX đưa dịch vụ ăn uống vào hoạt động, tháng 10-2018, xã đã cử 13 thành viên tham gia lớp tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng với những kiến thức cơ bản về nấu ăn và du lịch. Sau khi được tập huấn, 10 thành viên của HTX đã đăng ký mở dịch vụ ăn uống phục vụ du khách đến tham quan; nguyên liệu chế biến như gà, heo, rau, rượu... đều do người dân địa phương cung cấp. Chị Lê Thị Hạnh-một thành viên của đoàn phụ nữ tỉnh Kon Tum cũng đến tham quan Khu di tích trong dịp này-cho biết: “Chúng tôi được người quen ở thị trấn Kbang giới thiệu là có dịch vụ ăn uống, chỉ cần gọi điện đặt trước, sau khi tham quan xong là thực khách có món ăn được chuẩn bị sẵn. Ban đầu tôi cũng khá e ngại, không biết đồ ăn thức uống ở đây có đảm bảo chất lượng hay không, nhưng thật bất ngờ, các món ăn rất ngon và hợp vệ sinh”.
Tuy nhiên, do mới thành lập và đi vào hoạt động nên hiện chỗ nấu nướng để phục vụ du khách vẫn chưa được quy hoạch cụ thể mà chỉ đặt ở cạnh bờ suối ngay phía trước Khu di tích. Nói về vấn đề này, ông Đặng Minh Hoài cho biết, huyện đã đồng ý cho HTX tổ chức dịch vụ phục vụ ăn uống ngay dọc bờ suối, cách Khu di tích chừng 100 m về phía bên trái. Lau sậy dọc bờ suối sẽ được phát quang và dựng lên một số nhà chòi. Khách có thể ăn uống tại các nhà chòi này, hoặc cũng có thể trải bạt quanh đó. Khi được quy hoạch cụ thể, dịch vụ sẽ được tổ chức bài bản hơn, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát dễ dàng hơn.
Sự ra đời của HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong với hoạt động dịch vụ ăn uống là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Cùng với việc tham quan các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn huyện như: thác Kon Lok, thác 50, thác Hang Dơi, vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu, Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh..., du khách còn được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng rất ngon và đậm đà bản sắc.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.