Săn chuột rừng ở Kon Pne

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang), sau khi thu hoạch xong lúa rẫy là lúc mùa săn chuột rừng bắt đầu. Từ những chiếc bẫy thô sơ, người dân có thể bắt được hàng chục con chuột rừng mỗi đêm.
Theo chân người dân làng Kon Plinh (xã Kon Pne), chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình và không khỏi thán phục trước biệt tài săn chuột rừng của bà con nơi đây. Khi hoàng hôn buông xuống, anh Iơr-một thợ săn chuột rừng có tiếng của làng lại cùng các “chiến hữu” vào rừng săn chuột.
  Thợ săn chuột rừng hướng dẫn cách đặt bẫy. Ảnh: H.P
Thợ săn chuột rừng hướng dẫn cách đặt bẫy. Ảnh: H.P
Vừa đi, anh Iơr tiết lộ, việc săn chuột không cần đến chiếc bẫy sắt, đơn giản chỉ là những thanh tre tạm đan vào nhau tạo thành chiếc thòng lọng đặt ngay đường chuột chạy. Đêm xuống, chuột ra kiếm ăn sẽ mắc bẫy. “Quan trọng nhất là tìm nơi đặt bẫy, phải đặt đúng đường chuột chạy, ở những nơi trồng nhiều hoa màu. Mùa này, chuột rừng thường xuyên phá hoại lúa, mì. Chuột rừng rất nhiều nên khi đi tìm thức ăn, đường đi của chúng gần như tạo một lối mòn nên chỉ cần đặt vào những lối mòn đó thì chuột sẽ tự sập bẫy thôi”-anh Iơr giải thích.
Thịt chuột rừng là món ăn quen thuộc của người dân sở tại và là món đặc sản của nhiều người thường dành đãi khách phương xa. Thịt của loài gặm nhấm này có thể chế biến thành nhiều món ngon như: giả cầy, xáo măng, nấu với chuối xanh... Nhưng ngon nhất vẫn là nướng trên than hoa.
Chuột rừng thường to hơn chuột đồng, nhiều con đạt tới 5-7 lạng, thậm chí có con gần 1 kg. Sau khi bẫy chuột rừng về, việc đầu tiên là dùng rơm khô thui vàng da, mổ bụng rồi xử lý các công đoạn tiếp theo. Sau đó, thịt chuột được rửa sạch để ráo nước trước khi chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. “Thông thường, tôi hay bóp riềng mẻ nấu giả cầy và xáo măng”-anh Iơr cho biết.
Cũng theo anh Iơr, thời gian tốt nhất để đặt bẫy chuột là khoảng 17 giờ. Lúc này, chuột bắt đầu ra khỏi hang đi kiếm ăn. Sau khi đặt bẫy, tầm 20 giờ trở đi thì kiểm tra và thu bẫy về. Trung bình mỗi buổi tối, anh Iơr bẫy được trên 10 con, nhiều nhất vào vụ thu hoạch lúa hoặc mì.
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.