Trở lại Kloong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, người dân Campuchia ở làng Kloong (xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) không khỏi bùi ngùi xúc động khi nhớ về những ngày họ được người dân Việt Nam cưu mang, giúp đỡ để vượt qua gian khổ, xây dựng cuộc sống như ngày hôm nay.
40 năm trước, hơn 60 hộ với 200 người dân làng Kloong của Vương quốc Campuchia đã gồng gánh, bồng bế nhau chạy tán loạn về phía Đông để thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Nỗi đau diệt chủng đến giờ vẫn còn ám ảnh dân làng Kloong. Ông Ksor Bơng (71 tuổi) nhớ như in cơn ác mộng cũ: “Ngày ấy, dân làng đói khổ lắm, không có gì ăn, cứ chạy hết nơi này sang nơi khác để tìm chỗ nương náu, có đứa nhỏ lả đi vì mệt, vì đói nhưng nạn diệt chủng còn kinh khủng hơn cả cái cảnh bi thương ấy nên ai cũng cố gắng để tồn tại. May sao, dân làng mình đến được xã Ia O, được bà con và bộ đội Việt Nam cưu mang nên đã định cư luôn ở đây và vẫn giữ nguyên tên làng Kloong”. 
 Đồn Biên phòng Ia O nhận đỡ đầu, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở làng Kloong. Ảnh: N.T
Đồn Biên phòng Ia O nhận đỡ đầu, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở làng Kloong. Ảnh: N.T
Những tháng ngày gian khổ, dân làng Kloong đã nhận được sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Việt Nam, bộ đội Việt Nam từ những hoạt động thiết thực như lợp mái nhà tranh che mưa che nắng, hỗ trợ từng cây giống, chia sẻ những hạt gạo quý giá cùng người anh em. Ngay trong gian khó, tình người đã sưởi ấm lẫn nhau. Nhờ vậy, dân làng Kloong đã nhanh chóng vượt qua khó khăn trước mắt.
Phát huy tinh thần đoàn kết ấy, trên tuyến biên giới phía Đông, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục cưu mang, giúp đỡ người dân Campuchia. Làng Kloong ngày càng trở nên sung túc, ấm áp hơn bởi tình đoàn kết, yêu thương, gắn bó của nhân dân 2 nước. Đại úy Trần Đại Cương-Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia O-cho biết: “Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đã hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhận đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các gia đình nghèo... Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con ổn định tư tưởng, cùng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới”.
Tình người càng thắm thiết, bền chặt hơn khi người làng Kloong được nhập quốc tịch Việt Nam, cùng người dân bản địa chia sẻ từng hạt lúa, củ mì, cùng hòa vào các điệu múa xoang mùa lễ hội... Già làng Rơ Châm Loăk nói: “May được quân dân Việt Nam cứu giúp, dân làng mình mới có chỗ nương nhờ. Trải qua mấy chục năm, cả hai bên tình thân ấm áp như anh em nên dân làng Kloong càng gắn bó hơn trên mảnh đất biên giới Ia O này và coi đây là quê hương thứ 2 của mình”.
Trở lại Kloong trong cái nắng gió của những ngày đầu năm, trước mắt chúng tôi là những hàng điều xanh ngát, những hàng cao su cao vút rợp đường đi. Những ngôi nhà khang trang dần mọc lên thay thế nhà tranh dột nát năm nào. Ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O-chia sẻ: “Làng Kloong hiện có 201 hộ với 782 khẩu, trong đó có 117 hộ gốc người Campuchia với trên 500 khẩu. Từ 2 bàn tay trắng, dân làng đã quyết tâm xây dựng cuộc sống mới để thoát nghèo. Nhờ sự giúp đỡ của nhân dân, chính quyền địa phương và bộ đội Việt Nam, đến nay, làng Kloong có khoảng 100 ha điều và cao su. Thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/người/năm, làng chỉ còn 21/201 hộ nghèo, 100% con em được đến trường”. 
Nơi đây, những mối tình không biên giới cũng đã đơm hoa kết trái, càng thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dân 2 nước. Chị Siu Pling-một trong những người dân làng Kloong có chồng là người Việt Nam-tâm sự: “Mình ưng chồng mình ngay từ buổi đầu gặp gỡ, hai bên gia đình vui lắm. Chồng rất giỏi, thương vợ con và chăm lo lao động, sản xuất. Hiện nay, mình có 1 ha điều cho thu nhập 100 triệu đồng/năm, thêm mấy con trâu nữa nên kinh tế gia đình cũng ổn định”.
Quá khứ đen tối 40 năm trước đã lùi xa. Giờ đây, bên dòng sông Pô Cô hiền hòa, những thế hệ tiếp nối của làng Kloong đang dần lớn lên, tiếp tục xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no. Sự phát triển của làng Kloong ngày nay là minh chứng đẹp nhất cho tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước Việt Nam-Campuchia.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.