Kông Chro: Xóa làng "trắng" điện lưới quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giờ đây, cuộc sống của người dân ở các làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kông Chro đã có nhiều đổi thay khi điện lưới quốc gia được kéo về từng hộ gia đình.
Niềm vui có điện về làng
Ngay sau khi chuyển đến nơi ở mới tại xã Chư Krêy, 43 hộ đồng bào dân tộc Dao với gần 200 khẩu di cư từ các tỉnh phía Bắc vào huyện Kông Chro đã được chính quyền địa phương, ngành Điện quan tâm bố trí nguồn kinh phí 566 triệu đồng lắp đặt một trạm biến áp với công suất 50 kVA và 502 m đường dây hạ thế cung cấp điện sinh hoạt đến từng gia đình. Tương tự, xã đặc biệt khó khăn Đak Pling nhiều năm qua cũng được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư nhiều mặt, nhất là hệ thống giao thông nông thôn và điện thắp sáng cho người dân. Sau khi di dời 60 hộ dân làng Brang của xã này đến nơi ở mới, đầu năm 2018, UBND huyện Kông Chro đã bố trí nguồn vốn gần 550 triệu đồng kéo 467 m đường dây hạ thế và lắp đặt một trạm biến áp với công suất 50 kVA để cung cấp điện sinh hoạt tới từng gia đình. Sau khi các công trình thiết yếu như: nước sạch, giao thông, điện… hoàn thành, dân làng Brang đã ổn định cuộc sống.
Chị Đinh Phiêng (làng Brang) chia sẻ: “Khi còn ở làng cũ, bà con lo lắm vì năm nào cũng sạt lở núi. Giờ được Nhà nước hỗ trợ chuyển ra đây, cuộc sống của dân làng đã ổn định. Có nhà mới, cuộc sống thoải mái hơn, ban đêm đi lại có ánh sáng điện đường, kinh tế phát triển, bà con vui lắm”. Còn ông Đinh Nhe (cùng làng) thì cho biết: Ở khu vực làng mới, người dân chủ yếu trồng lúa nước, bắp lai, mì. Có điện ổn định, đời sống của bà con đã thuận lợi hơn nhiều.
  Công nhân Điện lực Kông Chro di dời công tơ kết hợp sửa điện tại làng Groi (xã Đak Tơ Pang).  Ảnh: N.S
Công nhân Điện lực Kông Chro di dời công tơ kết hợp sửa điện tại làng Groi (xã Đak Tơ Pang). Ảnh: N.S
Chia sẻ niềm vui với người dân các làng xa xôi của xã đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, ông Đinh Ong-Chủ tịch UBND xã Đak Pling-cho biết: Đak Pling là xã xa nhất của huyện. Trước đây, điện đã về đến trung tâm xã nhưng chưa đến được từng hộ gia đình. Hiện nay, điện đã được kéo đến từng nhà, người dân rất phấn khởi. Có điện, nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ khác nhiều.
Phấn đấu 100% số hộ dân được sử dụng điện
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng cao của người dân, thời gian qua, Điện lực Kông Chro đã đầu tư lắp đặt gần 229 km đường dây trung áp, 117 km đường dây hạ áp 0,22-0,4 kV và 120 trạm biến áp phân phối. Những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng “trắng” về điện như: Đak Pling, Đak Song, Đak Kơ Ning, Chư Krêy, Sró và Yang Nam nay đã được kéo điện về tới từng hộ gia đình. Với sự quan tâm đầu tư của huyện và ngành Điện, năm 2018, lưới điện nông thôn huyện Kông Chro đã cơ bản được cải thiện và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia.
Ông Nguyễn Chấn Thành-Giám đốc Điện lực Kông Chro-cho biết: Đến nay, điện lưới đã phủ kín 114 thôn, làng trên địa bàn huyện với tỷ lệ người dân được sử dụng điện chiếu sáng đạt trên 97%. Hệ thống lưới điện nông thôn đã được cải tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và mỹ quan, chất lượng được cải thiện rõ rệt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi đang tập trung nguồn vốn để đầu tư lưới điện 3 pha cho 4 xã còn lại gồm: Đak Pling, Đak Song, Chư Krêy và Đak Pơ Pho. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Công ty Điện lực Gia Lai và chính quyền địa phương, chúng tôi đang phối hợp trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng để lắp đường dây từ huyện Ia Pa về Kông Chro tạo thành mạch vòng liên tục để cấp điện ổn định. Theo kế hoạch, năm 2019, Điện lực Kông Chro sẽ tiếp tục đầu tư gần 1,5 tỷ đồng nâng cấp hệ thống lưới điện tại địa phương và phấn đấu nâng tỷ lệ người dân được sử dụng điện lên hơn 99%.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Sơn-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kông Chro-cho biết: Điện lưới quốc gia về với thôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là động lực cho việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần giữ vững an ninh chính trị và an toàn trật tự xã hội. Đây cũng là điều kiện tiên quyết giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập. Việc đưa điện về thôn, làng còn là một nhiệm vụ trọng tâm góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí điện trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.