Kbang phát triển cây dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để bảo tồn nguồn dược liệu quý và giúp người dân địa phương tăng thu nhập, huyện Kbang (Gia Lai) đã triển khai xây dựng kế hoạch phát triển cây dược liệu.
Huyện Kbang có hàng trăm loài cây dược liệu quý như: bum xì ke, sa nhân, nấm linh chi, sâm... mọc tự nhiên dưới tán rừng ở các xã như Kon Pne, Đak Rong, Krong… Trước đây, người dân chủ yếu khai thác các loại dược liệu này để bồi bổ sức khỏe. Nhưng gần đây, khi nhu cầu dược liệu trên thị trường ngày càng lớn, tình trạng người dân vào rừng thu hái các loại cây này đem về bán lại cũng ngày càng tăng. Hệ quả là nhiều loài dược liệu quý trên địa bàn huyện đứng trước nguy cơ tận diệt.
  Các loại dược liệu được bày bán tại chợ thị trấn Kbang. Ảnh: N.T
Các loại dược liệu được bày bán tại chợ thị trấn Kbang. Ảnh: N.T
Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: Để bảo tồn các giống dược liệu quý và giúp người dân tăng thu nhập, đầu năm 2016, huyện Kbang xây dựng kế hoạch chi tiết về việc phát triển cây dược liệu giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Lãnh đạo huyện đã trực tiếp gặp gỡ với chuyên gia đầu ngành địa chất cùng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong cả nước để nắm bắt thông tin và kêu gọi đầu tư trồng, chế biến cây dược liệu. Các cấp chính quyền huyện tổ chức gặp gỡ người dân, tuyên truyền, vận động tham gia trồng cây dược liệu để bảo tồn giống gen quý. Bên cạnh đó, huyện tổ chức ngày hội du lịch để giới thiệu tiềm năng và quảng bá các sản phẩm dược liệu của địa phương.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Kbang đã trồng thí điểm gần 50 ha sa nhân tại xã Sơn Lang và Đak Rong; phấn đấu đến năm 2025 mở rộng diện tích loại cây trồng này lên 100 ha. Huyện cũng  đang thí điểm trồng xen dưới tán rừng ở các xã Kon Pne, Sơ Pai, Krong một số giống cây dược liệu quý như: đương quy, đinh lăng, cà gai leo, hoàng đằng...
Ông Mã Văn Tình cho biết thêm: Đã có nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tổ chức đoàn đến khảo sát về việc trồng, chế biến cây dược liệu trên địa bàn huyện. Sau khảo sát, họ đang làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh để có phương án đầu tư sản xuất, chế biến. Huyện cũng được Trường Đại học Đà Lạt chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào một số giống cây dược liệu quý.
Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.