Cái lạnh đầu đông và hương thông ngày cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy hôm nay, trời trở lạnh, cái se se đầu đông gợi nhớ nhiều thứ lắm. Khoảng thời gian này, cách đây chừng nửa thế kỷ, vào giờ đến lớp hoặc buổi tan trường, những tà áo trắng nữ sinh trường Plei Me đã khoác thêm những chiếc áo len đủ màu.
Thời ấy, các cô thích diện len, thích nhất là chiếc áo do chính mình đan, thi thoảng điểm xuyết vài chiếc măng tô sậm màu. Con đường học trò ấy là con đường ít thông nhất của Pleiku và rợp bóng long não khép tán. Trong cái se lạnh ngày ấy, hương long não như khởi động cho một mùi hương nữa ôm trọn thành phố. Cứ theo các tà áo trắng đến ngã tư Quang Trung rồi rẽ lên phía Biệt Điện, nơi có mật độ thông đậm đặc dù vẫn còn xen một ít long não vài chục năm tuổi, là đã nghe thoang thoảng một mùi hương ngai ngái đặc trưng. Hương thông đấy! Mà phải là thông ba lá của Gia Lai. Thông hai lá trên cao nguyên Lâm Đồng cho mùi gắt hơn.
 Một vạt thông ở ngoại ô TP. Pleiku. Ảnh: N.S
Một vạt thông ở ngoại ô TP. Pleiku. Ảnh: N.S
Dùng ngôn từ để tả hương thông không dễ chút nào. Nhè nhẹ, hơi hăng một chút, không thơm lừng nhưng đủ để gọi là hương. Đất trời Pleiku chỉ hai mùa mưa nắng. Trong mưa, thông tích tụ tinh túy đất trời để chờ sang đông nhận dòng nhựa mới đang rạo rực tuôn chảy trong thân thể, các đỉnh phân sinh trưởng lại “thắp nến lên hai hàng”, rất đẹp, tỏa nhè nhẹ vào không gian mùi hương ấy. Thông đương thì con gái, dưới mười năm tuổi tỏa hương kín đáo, vào rừng non phải tinh tế lắm mới nhận ra bởi mùi hương ấy lẫn cùng mùi của đất và dã quỳ. Ở những khu rừng thông với diễn thế theo trình tự hàng trăm năm thì mùi hương mạnh mẽ hơn, không khí lan man lúc đậm lúc nhạt, cái mùi “độc quyền” chẳng còn trộn lẫn với đăng đắng dã quỳ. Bởi ở nơi thông khép tán kiểu này thì chẳng còn khoảng trời bên trên để loài hoa này sống sót. Dã quỳ đã nhường chỗ cho một thảm lá kim khô. Ai đã từng để chân trần bước lên hoặc thoải mái ngả lưng thanh thản trên thảm lá bập bềnh này sẽ không bao giờ quên cảm giác những đầu lá đâm nhẹ vào cơ thể, thật khó tả.
Thông đã từng chiếm lĩnh mọi đường phố, mọi khoảng trống của Pleiku. Thành phố nhỏ xinh bỗng được ban tặng từ thiên thiên một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ, có hương thơm tích hợp. Ngày ấy, cả thành phố suốt năm không một ngày oi bức. Dưới tán thông già, mọi thứ nhẹ hẳn đi. Người ta bảo loại cây quân tử này làm giảm nhiệt độ không khí tới 2oC. Chẳng hiểu chất alpha pinen-chỉ có ở thông, loại hợp chất có mùi hương độc đáo ấy-có phải là tác nhân làm mát cho con người hay không, nhưng khả năng thanh lọc môi trường thì đã được chứng minh bởi các nhà khoa học. Các bà, các cô chắc ít biết rằng, cái chất thơm thơm từ cây thông ấy còn được dùng để chế tác mỹ phẩm phục vụ cho phái đẹp. Mùi hương cực kỳ quyến rũ của Chanel, Dior, Gucci, Lancôme, Cattier... được chế tác từ một hỗn hợp hương liệu mà dầu thông (pine oil) luôn là một thành phần. Dược lý của loại tinh dầu này mới đáng lưu ý đây, thử tham khảo công dụng của nó: tùy theo triệu chứng sức khỏe mà người ta pha vài giọt với dầu nền mà xoa bóp, pha nước để tắm giảm stress... Giữa môi trường sống ngột ngạt và ô nhiễm như thế này, một cái đèn nhỏ đốt bằng dầu thông hoặc qua máy khuếch tán sẽ thấy ngay không gian sống quanh ta thơm mát và được thanh lọc như thế nào.
Phố núi Pleiku đã từng được sở hữu một “gia bảo” như vậy. Nhiều thế hệ thông ba lá kế tiếp nhau sinh sống an bình trong những quần thụ thuần loại. Người ta còn bắt gặp những cây thông con non nớt tái sinh dưới sự che chở của tàn cổ thụ ngay trong lòng phố thị. Những năm qua, thông Pleiku đang mất dần. Những hàng dầu nước-có quê hương từ miền Đông Nam bộ-tăm tắp chiếm lĩnh, định vị trên những hè phố bây giờ, nơi đáng lẽ là của loài cây có sinh quán ngay trên vùng đất cao nguyên này. Với dầu nước, chẳng ai ghét bỏ gì, nhưng nhớ lắm thông ơi!
 Nguyễn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...