Thân thương chiếc gáo dừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tuổi thơ đằm sâu trong tôi là ngôi nhà tranh vách đất; nồi cơm bé xíu bên bát canh rau đay cùng chén cà muối trường chua giòn đến khó cưỡng; là hàng rào cúc tần chen chúc dây tơ hồng vàng óng; là giọng ngoại ấm áp gọi cháu về ăn cơm mỗi chiều chập choạng… Nhưng nhớ nhất vẫn là chiếc gáo dừa thân thương đong đầy bao kỷ niệm. Chiếc gáo dừa neo đậu trong tôi ký ức về những tháng năm nghèo khó nhưng ngập tràn hạnh phúc bên ngoại.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ngoại bảo, dừa làm gáo thì phải chọn quả thật già, thật tròn đều. Ngoại ngồi tỉ mỉ hàng giờ bóc bỏ, cạo sạch phần xơ cho nhẵn thín rồi cưa bỏ một phần ba phần trên sọ dừa. Tiếp theo là đến công đoạn khoét lỗ nhỏ hai bên. Và cuối cùng là vót đoạn tre cho tròn, xiên vào giữa hai lỗ làm cán gáo. Thấy tôi chăm chú quan sát, ngoại cười: làm gáo dừa quan trọng là khi cưa bỏ đi phần sọ trên và khi khoét lỗ, vì nếu không cẩn thận, gáo sẽ bị nứt.
Tôi thích nhất những khi được cầm trên tay cái gáo dừa ngoại mới làm, hết ngắm nghía cho đã mắt rồi đem ra chum nước, múc lên một ngụm nước mát rửa mặt. Rồi những ngày sau đó, gáo dừa an nhiên nằm chễm chệ trên cái chum sành làm nhiệm vụ của nó.
Gáo dừa là vật không thể thiếu mỗi khi ngoại tôi gội đầu. Những khi ấy, tôi lại hí hửng đứng bên múc từng gáo nước gội đầu cho ngoại. Lại nhớ sao những lần ngoại cầm gáo dừa múc nước tắm cho tôi mỗi trưa, mỗi chiều. Ngày xưa, ở quê ít có ca nhựa đủ màu xanh đỏ hay ca nhôm, inox tiện lợi như bây giờ. Chỉ chiếc gáo dừa giản dị là sẵn có. Gáo dừa còn được ngoại dùng múc nước rửa rau, vo gạo… Mùa nối mùa, gáo dừa vẫn được đặt ngang chiếc chum sành đựng nước mưa, nước giếng ngọt mát. Những trưa nắng nực hay những tối trăng thanh, ngoại vẫn thường lấy gáo múc nước mưa nấu một ấm trà xanh để sẵn. Khi thì mấy cậu mấy dì về nhà nhâm nhi giải nhiệt, khi hàng xóm rủ nhau đến chơi, vừa uống nước trà xanh vừa tâm tình bàn chuyện làng, chuyện nước.
Cuộc sống giờ đã đổi thay rất nhiều. Từng góc phố, làng quê nơi tôi đi qua hiếm khi còn gặp hình ảnh chiếc gáo dừa nằm vắt ngang trên chum sành như thuở trước. Họa chăng là những chiếc gáo dừa làm đồ mỹ nghệ trang trí trong những quán xá, nhà hàng. Thế nhưng, những tháng ngày gian khó mà đong đầy yêu thương bên chiếc gáo dừa cùng ngoại vẫn vọng về trong tôi thao thức, làm dịu mát lòng tôi nơi đất khách quê người.
Mỗi lần về thăm quê, tôi lại đạp xe sang nhà ngoại. Tóc ngoại giờ đã ngả màu trắng phau, lưng ngoại đã còng như bông lúa trĩu hạt ngoài đồng, nhưng nụ cười và ánh mắt vẫn vẹn nguyên vẻ nhân hậu, yêu thương. Và vui biết mấy khi thấy cái gáo dừa vẫn nằm đó, thân thuộc vô cùng, bên chiếc chum sành.
An Viên

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...