Hoang phế và rực rỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi đứng dưới gốc gạo cổ thụ lặng ngắm khu nhà mồ làng Mrông Yố (xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Gia Lai), tôi không thôi ám ảnh bởi sự đối nghịch này: hoang phế và rực rỡ.

Thời gian phủ bóng lên những điều từng rất huy hoàng để khoác tấm áo hoang phế cho khung cảnh trước mắt. Cũng chính nơi này, dưới bóng những cổ thụ, tôi may mắn tham dự lễ pơ thi (bỏ mả) cuối cùng của người làng Mrông Yố nhiều năm trước. Dường như điều gì diễn ra lần sau cuối cũng đẹp đẽ và đầy ám ảnh.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Đó là một pơ thi in sâu, ám ảnh tiếng khóc của người chị tiễn em, gương mặt méo mó của người con nhớ mẹ, 1 khung gỗ dệt vải-kỷ vật của người mẹ mà đứa con buồn bã bỏ đi như một sự dứt khoát cuối cùng với người chết để họ được tái sinh kiếp khác... Và đêm đó, chúng tôi đã sống trọn một đêm đưa tiễn thật sự với cả tiếng cười và tiếng khóc, một đêm tràn ngập kỷ niệm của con người giữa 2 thế giới. Một đêm không chỉ người làng Mrông Yố mà nhiều ngôi làng xung quanh, đã thức cùng những cảm xúc tột cùng với người trong cuộc.

Tôi đưa một người bạn phương xa quay lại chốn cũ, sau 5 năm làng Mrông Yố không còn tổ chức pơ thi nào nữa. Còn đâu một nghi lễ trào dâng cảm xúc cùng bóng dáng những chàng trai, cô gái theo cùng nhịp chiêng, điệu xoang trong đêm dài bất tận. Còn đâu tiếng hát đối đáp của những người già cả lúc bổng lúc trầm bên đống lửa bập bùng đêm thâu. Chỉ còn đó những hoang tàn đổ nát, hoang phế dưới bóng thời gian. Tàn tích còn lại là những nhà mồ với vì kèo, cột gỗ ẩm mục đổ gãy xiêu vẹo. Những tấm vách nhà mồ đan bằng tre nứa phủ dây leo nở hoa tím biếc.

Đây đó, những chiếc ché vỡ nhiều kích thước nửa chôn mình trong lòng đất, nửa lộ ra như thách thức thời gian. Bên dưới một số mái nhà mồ bị gió lật tung, lộ ra những nồi, niêu, chiêng trống hư hỏng cũ nát. Những tượng mồ bị mối xông rỗng bụng lặng thinh trên nền đất ẩm mục. Những mảng rêu cố khoe ra màu xanh khiêm nhường để tìm kiếm sự sinh tồn giữa thảm thực vật dày lên dưới gót chân lữ khách… Thật đúng với ý nghĩa của 2 từ “bỏ mả”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tất cả làm nên bản giao hưởng của sự lụi tàn, cho thấy đã rất lâu rồi, nơi này không còn dấu chân người lui tới. Có chăng là những người như chúng tôi, những kẻ đi tìm lại chút xưa của những điều đã cũ, đã mất.

Như những linh hồn dưới nhà mồ kia sẽ được tái sinh vào kiếp khác, những đồ vật vô tri vẫn sẽ làm phận sự của nó, ở thế giới bên kia. Nhưng sau những tượng gỗ mối xông, những chiếc ghè vỡ, những nồi niêu méo mó, những chiếc chiêng thủng… lại man mác trầm hương ký ức, phảng phất câu chuyện mà chúng đã mang đến, làm rực rỡ thêm cho đời sống, cho con người, cho một nền văn hóa. Vẻ đẹp của hoang phế ấy đánh thức những cảm xúc rất nguyên thủy trong lòng người với những suy tưởng rất riêng tư.

Với tất cả những cảm xúc ấy, về kỷ niệm, về sự phôi pha, hồn người chìm đắm vào không gian thinh lặng khu nhà mồ trong sắc nắng tháng tư hươm vàng, chiêm bái sự hoang phế trong cô đơn và hạnh phúc, vấn vít không rời.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...