Ý nghĩa của việc khói nhang trong ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể khẳng định, nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á.
 

 

Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể khẳng định, nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á.
 
Ngày cuối năm, khi đi mua sắm các thứ để chuẩn bị cho ngày Tết, không ai không mua vài ba hộp nhang về cúng Phật, cúng ông bà Tổ tiên của mình.Ở chúng ta, khó ai diễn tả nỗi xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ vài nén nhang thơm để cùng tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người kính yêu đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa, làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn.

 Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều tin tưởng ở thế giới bên kia, trong khoảng không gian vô định, có những hình ảnh, những con người đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hằng ngày. Và khi thắp nén nhang lên, ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm với cả thế giới này và cả với thế giới vô hình kia nữa.
 
Chưa rõ nguồn gốc tục lệ thắp nhang có từ đâu và do ai sáng lập, chỉ biết qua lịch sử, vua Trần Nhân Tông là vị vua trong lịch sử Việt xuất gia, cũng đã thừa hưởng và dùng nhang rất nhiều trong mỗi lần đến chùa lễ Phật.
 
Nhiều người có thói quen khi đi xa về, thường thắp nhang trên bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà Tổ tiên trước, rồi mới ngỏ lời thăm hỏi, mới bắt đầu làm một công việc gì đó. Với người sắp đi xe, đi tàu cũng thường thắp nhang để cầu nguyện mong khi lên đường được bình an.
 
Rất nhiều vùng dân cư ở Nam Bộ, người ta còn thắp nhang cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh.
 
Triết lý nhân sinh thật đơn giản, nhưng lại mang nội hàm đa dạng, phong phú thường thấy ở các dân tộc Á đông. Ngày nay, nhang không chỉ thắp trong các gia đình theo Phật giáo, mà những tôn giáo khác cũng đều có chung nét văn hóa đặc sắc này. Đặc biệt là ở các đình chùa, miếu mạo… nhang là thứ nhất định không thể thiếu được.
 
Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc, những ông già, bà lão, các nam nữ thanh niên… khi thắp nhang lên bàn thờ Phật, miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng, phúc lộc khương ninh… Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.
 
Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.