Vụ xả lũ thủy điện An Khê-Ka Nak: Đừng để “Cốc mò cò xơi”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gia Lai điện tử tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về liên quan đến vụ việc Thủy điện An Khê- Ka Nak xả lũ trong cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi trích đăng như sau:
* Đề nghị Báo tham gia điều tra chuyện đền bù xả lũ cho nông dân huyện Kbang và kiến nghị với EVN không để người cố ý làm trái luật gây hậu quả nghiêm trọng mà vẫn làm lãnh đạo.
* Trong sự việc này, ngay từ đầu ông Võ Lũy- Trưởng Ban Quản lý Thủy điện 7 đã chạy tội với lý do “Không xả lũ mà chỉ xả 20 m3/s để chuẩn bị phát điện, không tham gia hiện trường và bận đi họp khi xảy ra sự cố trên… và chấp nhận bồi thường”. Sau đó Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 đã trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành xác minh, thẩm định lại mức độ thiệt hại tài sản của người dân sau sự cố này. Kết thúc đợt thanh tra này, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xác định giá trị thiệt hại là 4,5 tỷ đồng.
* Xin ví dụ, một người dân muốn đốn ngã cây cũng phải lường trước vùng ảnh hưởng cây ngã, nếu có hậu quả thiệt hại thì cũng phải xin lỗi, đền bù, đó là văn hóa bình thường. Không thể chỉ nhận tội gây hậu quả nghiêm trọng rồi vẫn ung dung làm lãnh đạo. Người nông dân bị hại đang dài cổ chờ đền bù, thiếu vốn đầu tư sản xuất phải vay tiền trả lãi còn cá nhân của ông lãnh đạo Ban thì chạy tội và “chày cối” kéo dài chi trả bằng cách phủ nhận kết quả đoàn thanh tra kiểm tra liên ngành (trong đó có Ban Quản lý Thủy điện 7 tham gia), dân biết kêu ai bây giờ? Kính mong quý cấp can thiệp để người dân nhanh nhận tiền đền bù. Xin cảm ơn!
* Bài viết “Sông Ba một miền ký ức” của tác giả Ngọc Tấn hay quá! Rất mong nhà báo tiếp tục có thêm những bài viết khác giúp bà con ven sông Ba (thuộc huyện Kbang) được nhận tiền đền bù cho những mất mát, thiệt hại do sự vô trách nhiệm của Ban Quản lý Thủy điện 7 trong việc xả lũ tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng vừa qua.
* Ban Quản lý Thủy điện 7 trực thuộc EVN, được EVN giao quản lý công trình thủy điện An Khê-Ka Nak công suất 173 MW với số vốn đến khoảng 4.000 tỷ đồng. Được EVN phê duyệt, giải ngân và chính thức khởi công ngày 26-11-2005 và kế hoạch hoàn thành vào năm 2009. Dự án quy mô như vậy với khoảng thời gian triển khai 4 năm là bình thường để đưa vào phát điện, phát huy nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng, giảm áp lực thiếu điện của xã hội. Nhưng đến nay chậm 2 năm giá thành đội lên cao. Nhưng tất cả đều được đưa vào giá điện EVN rồi toàn dân phải trả. Và mới đây sau khi vô trách nhiệm xả lũ gây thiệt hại cho dân, EVN lại tiếp tục lấy tiền từ đấy ra để đền bù. Thật là chuyện “Cốc mò cò xơi”.
* Hiện nay ông Võ Lũy vừa làm Trưởng ban Quản lý Thủy điện 7 vừa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện An Khê-Ka Nak, nghĩa là vừa quản lý cho nhà nước vừa kinh doanh cho mình, hoặc vừa đá bóng vừa thổi còi.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.