Vợ chồng giỏi làm kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả từ việc trồng cây ngắn ngày và chăn nuôi, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (52 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thúy (49 tuổi), ở thôn Thuận Nhứt, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn được nhiều người trong xã yêu mến bởi vợ chồng thuận hòa, hiếu kính cha mẹ.

Tôi đến thăm lúc anh chị đang cần mẫn trên mảnh vườn của gia đình. Chị Thúy cho biết, vợ chồng chị tranh thủ nhổ sạch cỏ trên đám đậu bắp để đến tết có bán, rồi còn đi hái đám bí sau nhà kịp giao cho bạn hàng, chớ sau mưa cỏ phủ nhanh lắm, không làm kịp.

Anh Thanh, chị Thúy thu hoạch bí đỏ. Ảnh: ĐINH NGỌC

Anh Thanh, chị Thúy thu hoạch bí đỏ. Ảnh: ĐINH NGỌC

Với quyết tâm làm giàu, năm 2012, anh chị quy hoạch, đưa hơn 30 sào đất ở vùng Đồn (thôn Thuận Nhứt) vào trồng lúa và các loại cây ngắn hạn như đậu phụng, mè, bắp, bí, đậu bắp… kết hợp chăn nuôi bò, gà thả vườn. Đến nay, mô hình đã mang lại nguồn thu lớn cho gia đình.

Anh Thanh cho hay: 30 sào đất ấy cao thấp lô nhô, vốn chỉ để trồng keo lai. Thấy vợ chồng tôi đổ sức vào cải tạo nhiều người can ngăn, bàn lui vì đất bạc màu và khô cằn. Nhưng vợ chồng tôi đồng lòng, quyết tâm cải tạo, đào giếng để đảm bảo nguồn nước tưới. Mấy năm đầu, tôi trồng đậu phụng, khi ấy năng suất thấp lắm; nhưng dần dần đất tốt lên và năng suất cũng tăng cao, bình quân thu hoạch 5 - 6 tấn đậu/vụ, thu về

120 - 140 triệu đồng. Từ cái đà đó, vợ chồng tôi trồng lúa, bí đỏ, đậu bắp, mè, bầu, bí, khổ qua, dưa leo... luân phiên để vừa tăng độ màu cho đất, vừa đa dạng hóa sản phẩm, tránh “no dồn” mà lâm vào tình trạng mất giá. Ngoài ra, tôi còn nuôi 5 con bò, thả đàn gà vài chục con; phân bò, phân gà lại dùng để bón cho cây trồng nên chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận mang lại tăng cao. Cuộc sống khá hơn trước rất nhiều.

Với sự cố gắng trong lao động, sản xuất, gia đình anh Thanh từ một hộ khó khăn đã vươn lên khá giả. Ngoài làm kinh tế giỏi, hòa thuận, chăm lo con cái nên người, chăm sóc cha mẹ đã gần 100 tuổi, chị Thúy, anh Thanh còn là những công dân năng nổ, tích cực tham gia trong các phong trào của hội, của địa phương; là tấm gương cho các hộ dân ở địa phương noi theo.

ĐINH NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null