Vì sao nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ thu hút học sinh?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với xu hướng công nghiệp 4.0, các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo dần được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm lựa chọn.

Những ngành học trở thành xu hướng

Trong một chương trình tư vấn tuyển sinh diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh vừa qua, hơn 3.000 học sinh đến từ các trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP HCM đã bàn luận sôi nổi về những ngành "hot" của năm 2024.

Em Phạm Tiến Đạt, học sinh lớp 11, Trường THPT Tạ Quang Bửu (quận 8), cho biết đã xác định theo học ngành Kỹ thuật ô tô. Đạt cho biết ưu tiên tìm hiểu những trường CĐ, ĐH có chương trình đào tạo tay nghề tốt, thực hành nhiều.

"Kỹ thuật ô tô, thiết kế đồ họa, chăm sóc sắc đẹp được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm. Trong đó, ngành Kỹ thuật ô tô được trường giảm 70% học phí đào tạo" – bà Bùi Thị Thúy Hằng, Phó trưởng Phòng Tổ chức Trường CĐ Công nghệ TP HCM, cho biết.

Học sinh TP HCM định hướng nghề từ sớm

Tương tự, năm nay Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (quận 1) xét tuyển 18 ngành nghề với tổng chỉ tiêu 4.500, trong đó ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử và Kỹ thuật ô tô chiếm chỉ tiêu tuyển sinh nhiều nhất.

Ông Trần Anh Tuấn, Chuyên gia Dự báo nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP HCM, cho biết trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo đại học chiếm tỷ trọng bình quân 20%, Cao đẳng chiếm 18%, trung cấp chiếm 27% và sơ cấp chiếm 2%

Học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia

Học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia

"Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đã ảnh hưởng sâu sắc tới lực lượng lao động. Hầu hết thị trường lao động sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo, lực lượng lao động sẽ có sự thay đổi chất lượng cơ cấu, hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu công nghệ số" – ông Tuấn cho biết.

Chọn nghề có tính kết hợp, cộng hưởng

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh tổ chức tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP HCM, các chuyên gia cho rằng, phụ huynh, học sinh nên chọn ngành, chọn trường học có tính kết hợp, cộng hưởng ở nhiều lĩnh vực để tạo ra sự an toàn cho người sở hữu tấm bằng đại học trong tương lai.

Văn phòng tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ thu hút nhiều phụ huynh

Văn phòng tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ thu hút nhiều phụ huynh

Học sinh tìm hiểu về các chương trình Đại học

Học sinh tìm hiểu về các chương trình Đại học

GS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Trường ĐH Kinh tế TP HCM cho biết, xu hướng đào tạo hiện nay có tính đa ngành, đa lĩnh vực, cho nên những ngành nghề nào có sự cộng hưởng về kiến thức, về kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau thì sẽ tạo ra sự an toàn tương đối cho người sở hữu tấm bằng đại học tương lai.

"Học sinh cần phải lựa chọn ngành học phù hợp với tố chất của bản thân. Nếu chọn học ngành thời thượng mà ai cũng học nhưng bản thân không phù hợp và đam mê với nghề thì cũng khó phát triển tiềm năng bản thân. Phụ huynh, học sinh nên chọn những ngành nghề có tính cộng hưởng, có tính kết hợp nhiều ứng dụng hiện nay, đón đầu với xu hướng bùng nổ về công nghệ, khoa học kỹ thuật", GS - TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.