Vào vụ nuôi tôm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), vụ tôm năm nay, các địa phương trong toàn tỉnh sẽ đưa vào nuôi tôm trên 2.132 ha mặt nước. Hiện, người nuôi tôm đang tập trung cải tạo ao đìa, khôi phục cơ sở hạ tầng, chuẩn bị con giống để bắt đầu thả giống.

Người nuôi tôm tại thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước cải tạo hồ để bước vào vụ nuôi mới.

Người nuôi tôm tại thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước cải tạo hồ để bước vào vụ nuôi mới.

Thời điểm này, về các vùng nuôi tôm ven đê khu Đông của huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, không khí chuẩn bị vào vụ mới rất rộn ràng. Các chủ đầm đang tất bật cải tạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để kịp xuống giống.

Ông Phan Văn Chạy, một hộ nuôi tôm ở vùng Đông Điền, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, cho biết: Vùng tôm Đông Điền có 22 ha/45 hộ, đang được bà con tích cực cải tạo để vào vụ mới. Vụ năm ngoái, nhờ tuân thủ theo hướng an toàn dịch bệnh nên hầu hết có lãi lớn. Nhờ vậy, vào vụ năm nay, bà con phấn khởi, đầu tư kinh phí cải tạo ao, hồ kỹ hơn, đúng hướng dẫn kỹ thuật như phơi đáy, bón vôi diệt khuẩn... Trước mắt là vụ nuôi chính trong năm nên hộ nào cũng cải tạo hồ nuôi cẩn thận để đảm bảo vụ nuôi thắng lợi. Riêng gia đình tôi vụ này nuôi 2 ao với diện tích gần 1 ha, đã cải tạo xong, đang bơm nước vào hồ để xử lý và chờ ngày thả giống.

Tại vùng nuôi tôm trên địa bàn xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, ông Huỳnh Minh Cẩn, cán bộ khuyến ngư xã, cho biết: Vụ tôm này, toàn xã sẽ đưa vào nuôi tôm 274 ha, trong đó diện tích nuôi trên đê khu Đông 52 ha, số còn lại là diện tích nuôi tôm dưới đê. Đến nay, hầu hết các diện tích nuôi tôm đã được người dân cải tạo xong. Điều đáng mừng là bà con đã chịu tiếp thu và ứng dụng kiến thức KHKT, liên tiếp nhiều vụ nuôi tôm gần đây người nuôi tôm tại địa phương trúng mùa, nên có sự đầu tư cải tạo hồ nuôi khá chu đáo.

Người nuôi tôm ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước lắp đặt hệ thống bơm nước đưa nước vào các ao nuôi tôm.

Người nuôi tôm ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước lắp đặt hệ thống bơm nước đưa nước vào các ao nuôi tôm.

Trực tiếp giám sát kỹ thuật cải tạo hồ nuôi tôm tại các xã khu Đông, ông Phạm Quang Ân, Phó Phòng NN&PTNT Tuy Phước, cho biết: So với mọi năm thì thời tiết năm nay rất thuận lợi cho việc nuôi tôm. Theo kế hoạch, tổng diện tích đưa vào thả nuôi tôm năm nay khoảng 997 ha, trong đó có khoảng 100 ha nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh. Để vụ tôm năm nay đạt thắng lợi, cán bộ kỹ thuật của huyện đã tập trung bám hồ để tuyên truyền, vận động người nuôi tôm thực hiện đồng bộ các khâu từ cải tạo ao nuôi, xử lý nước trong ao đến chọn con giống tốt, phòng chống dịch bệnh…

 

"Năm nay, toàn tỉnh có 2.132 ha mặt nước đưa vào nuôi tôm, trong đó nuôi tôm công nghệ cao 27 ha, nuôi tôm trên cát 139 ha, còn lại là nuôi tại các vùng đìa. Ðến nay, hầu hết các vùng nuôi đã được người dân cải tạo ao hồ khá bài bản, sẵn sàng thả nuôi”.

Ông Võ Đình Tâm,  Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản

Còn tại Phù Cát, theo ông Lương Văn Khoa, Phó Phòng NN&PTNT huyện, cho hay, đến nay, toàn huyện có gần 270 ha ao, hồ tập trung tại các xã Cát Khánh, Cát Minh, Cát Hải đã được người dân cải tạo xong để chuẩn bị thả tôm giống vào đầu tháng 3 tới. “Năm nay, bà con tập trung cải tạo ao đìa sớm nên đến nay đã cơ bản hoàn thành. Khoảng 50% diện tích đang được lấy nước xử lý, gây màu, chuẩn bị thả tôm. Trước vụ nuôi, huyện đã tổ chức tập huấn cải tạo ao đìa đúng quy trình, tư vấn chọn giống, thông báo lịch thời vụ… Nhờ vậy, hầu hết người nuôi tôm đều nắm vững kỹ thuật nuôi”, ông Khoa cho hay.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản: Năm nay, toàn tỉnh có 2.132 ha mặt nước đưa vào nuôi tôm, trong đó nuôi tôm công nghệ cao 27 ha, nuôi tôm trên cát 139 ha, còn lại là nuôi tại các vùng đìa. Đến nay, hầu hết các vùng nuôi đã được người dân cải tạo ao hồ khá bài bản, sẵn sàng thả nuôi.

“Để có vụ nuôi tôm thắng lợi, Chi cục đang tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát các vùng nuôi tôm trọng điểm, thường xuyên khuyến cáo người nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, lựa chọn tôm giống có nguồn gốc và mua tại các cơ sở sản xuất tôm giống uy tín. Tôm trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, người nuôi nên thực hiện việc ương nuôi giống tại các ao nhỏ tập trung trước khi thả nuôi tại các ao thương phẩm”, ông Tâm khuyến cáo.         

 NGUYỄN HÂN

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null