UBND tỉnh họp bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thịt heo cho người chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(BĐ) - Chiều 3.5, tại Văn phòng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành chức năng, hội - đoàn thể, UBND huyện Hoài Ân, TP Quy Nhơn, Siêu thị Co.op mart Quy Nhơn, Siêu thị Big C, Ban quản lý chợ Đầm, chợ Khu Sáu, nhằm bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thịt heo cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (ảnh).

 

Báo cáo của Sở NN&PTNT tại cuộc họp cho biết: Từ đầu năm đến nay, do thiếu thị trường tiêu thụ, lượng heo nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch bị “đóng băng”, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao… đã làm cho giá heo hơi trên địa bàn tỉnh sụt giảm mạnh. Hiện tại, giá heo hơi trung bình tại các địa phương trong tỉnh chỉ ở mức từ 19.000 - 24.000 đồng/kg, giảm hơn 50% so với cùng kỳ các năm trước. Trong khi đó, theo tính toán của người chăn nuôi, chi phí cho mỗi kg heo hơi xuất chuồng phải mất đến 36.000 đồng/kg. Mỗi kg thịt heo hơi, người chăn nuôi đang chịu lỗ 12.000 đồng. Thêm vào đó, tuy giá heo hơi giảm mạnh, nhưng giá thịt heo các loại vẫn ở mức khá cao. Hiện tại, giá thịt heo đùi tại các chợ đang ở mức từ 70.000 - 80.000 đồng/kg; tại siêu thị Co.op mart Quy Nhơn, giá thịt heo đùi ở mức 80.500 đồng/kg, sườn non 112 ngàn đồng/kg, thịt nạc giò 132 ngàn đồng/kg, sườn 74.500 đồng/kg. Đây là một bất cập, đòi hỏi các ngành, các cấp cần có sự kiểm tra, kiểm soát giá cả một cách chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Nguồn: BTV

Theo nhận định, giá heo hơi trong thời gian tới vẫn còn ở mức thấp do đàn heo thịt trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung đến kỳ xuất chuồng còn rất lớn. Trong khi đó, các nhà máy, cơ sở giết mổ và đông lạnh ở nước ta không nhiều, riêng tại Bình Định hiện chưa có nhà máy nào. Số lượng heo thịt giết mổ cấp đông để lưu kho dự trữ lâu dài không đáng kể, gây khó khăn cho hoạt động thu mua, tiêu thụ heo thịt...

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng khảo sát giá heo hơi thực tế, tính toán khung giá thành thịt heo các loại sau khi giết mổ để đưa ra quy định mức khung giá thịt heo phù hợp. Trên cơ sở đó, Ban quản lý các chợ, các siêu thị cần công khai giá bán thịt heo tại quầy bán thịt để người tiêu dùng biết, hỗ trợ mua thịt heo sử dụng. UBND tỉnh cũng đề nghị các doanh trại quân đội, công an, các doanh nghiệp,  trường học… có bếp ăn tập thể quan tâm hỗ trợ, giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm thịt heo trong bữa ăn hàng ngày. Ngân hàng Nhà nước cho chủ trương để các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội có phương án khoanh nợ, giãn nợ, cho vay lãi suất ưu đãi cho người chăn nuôi.

Về lâu dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT rà soát lại quy hoạch phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn toàn tỉnh; ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp; ưu tiên chăn nuôi trang trại theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, gắn với tiêu thụ, chế biến sản phẩm. Các doanh nghiệp, đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi có chính sách hỗ trợ, giảm giá thức ăn, giúp người chăn nuôi ổn định, khôi phục sản xuất.

Tin, ảnh: NGUYỄN HÂN     

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null