TX An Nhơn: Tăng cường công tác phòng chống lụt bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Lê Minh Toán, Phó Chủ tịch UBND TX An Nhơn, mặc dù địa phương chủ động thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, xác định các vùng trọng yếu, khu vực ngập sâu, di dời kịp thời người dân đến nơi an toàn; song trong mùa mưa lũ năm 2016 thiệt hại về người vẫn còn cao, nhất là khi lũ rút, do chủ quan, bất cẩn, thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai. Chế độ trực ban, trực chiến có nơi thực hiện chưa nghiêm túc và chưa chuẩn bị tốt các phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm…

Thi công kè Phò An.

Thi công kè Phò An.

Năm nay TX An Nhơn xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) thiết thực hơn; kiện toàn Ban chỉ huy PCTT từ thị xã đến các xã, phường; cùng với các ngành Công an, Bộ đội đóng quân trên địa bàn xây dựng cụ thể phương án phối hợp, điều động lực lượng, phương tiện, xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

Thị xã đã phối hợp với Ban quản lý Dự án WB5 tổ chức tập huấn, diễn tập công tác PCTT - TKCN cho 7 xã tham gia dự án, gồm Nhơn Hậu, Nhơn An, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Thọ, Nhơn Tân và Nhơn Phong; đồng thời hỗ trợ kinh phí 900 triệu đồng để các xã phường tổ chức triển phạt, khơi thông dòng chảy các nhánh sông Côn bảo đảm tiêu thoát lũ nhanh trong mùa mưa lũ.

Các công trình đê kè chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư, hạ tầng giao thông, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp được đẩy nhanh tiến độ. Ông Trần Ngọc Ẩn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng TX An Nhơn, cho hay: Địa phương đã triển khai thi công kiên cố 4 công trình: kè Soi Ông Thức ở phường Nhơn Hòa; kè Phò An - phường Nhơn Hưng; kè Đông Lâm - Trường Cửu ở xã Nhơn Lộc; kè Thiết Trụ - xã Nhơn Hậu với tổng kinh phí trên 47,2 tỉ đồng; đến nay các công trình đảm bảo vượt lũ an toàn.

“Đối với hồ chứa nước Núi Một, có sức chứa 110 triệu m3, thị xã đã thành lập 3 tổ xung kích ở 3 địa phương (Nhơn Tân, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc) và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị ứng cứu và di dời khẩn cấp người dân sống ở vùng hạ du khi có nguy cơ sự cố trong mùa mưa lũ”, ông Phan Thanh Hòa, ủy viên thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã chia sẻ.

XUÂN THỨC

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null