Trung úy Lê Tuấn Vũ: Điển hình trong phong trào thi đua quyết thắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung úy Lê Tuấn Vũ-Đại đội phó Đại đội Bộ binh 1 (Tiểu đoàn Bộ binh 50, Trung đoàn 991) có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Anh trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh.

trung-uy-le-tuan-vu-bg-7620-2832.jpg
Trung úy Lê Tuấn Vũ (thứ 2 từ trái sang) hướng dẫn các chiến sĩ sử dụng vũ khí. Ảnh: V.H

Trung úy Lê Tuấn Vũ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở thị trấn Đak Pơ. Bố là sĩ quan cao cấp nên ngay từ nhỏ, anh đã sớm yêu màu áo lính.

Năm 2019, anh đã trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2. Sau khi tốt nghiệp ra trường, anh được điều động về Tiểu đoàn Bộ binh 50. Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công tác huấn luyện chiến sĩ mới.

Trung úy Lê Tuấn Vũ chia sẻ: “Khi mới về đơn vị nhận công tác, bản thân gặp không ít khó khăn, thử thách. Điều đó đòi hỏi tôi luôn cố gắng, vừa học hỏi người đi trước, vừa thân tình, cởi mở, gần gũi với chiến sĩ mới để nắm tâm tư, nguyện vọng, từ đó có phương pháp tiếp cận và cách huấn luyện phù hợp”.

Tiểu đoàn Bộ binh 50 là đơn vị chủ lực, nằm trong đội hình bộ đội địa phương, đóng quân trên địa bàn biên giới, khí hậu rất khắc nghiệt. Chính vì thế, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện kỷ luật rất được coi trọng; công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu có nhiều nội dung khó như: huấn luyện phối hợp với các đồn Biên phòng làm nhiệm vụ tác chiến bảo vệ biên giới, huấn luyện đêm...

Từ những khó khăn đó, Trung úy Vũ luôn trăn trở tìm ra phương pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị và địa bàn tác chiến. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, anh đã có nhiều cách làm hay trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.

2vh-2328-8351.jpg
Trung úy Lê Tuấn Vũ ( thứ 3 từ trái qua) đang trò chuyện, chia sẻ với các chiến sĩ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Từ những kiến thức đã học và điều kiện thực tế, anh đã quán triệt, thực hiện đồng bộ cả 3 khâu đó là: giải quyết tốt vấn đề tư tưởng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ đồng bộ, phát huy tốt vai trò các tổ chức trong đơn vị; thực hiện tốt công tác chính sách bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với thực tế.

“Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôi luôn thực hiện phương châm “Rèn cán, rèn binh, rèn mình như rèn chiến sĩ”. Bản thân tự giác chấp hành trước, giáo dục chiến sĩ sau; làm gương từ nhận thức, thái độ, hành động, từ đó tạo thành “mệnh lệnh không lời” để chiến sĩ học tập và làm theo. Đồng thời, thực hiện “3 nên, 3 có”, đó là nên gần gũi, nên tôn trọng, nên cụ thể; có trách nhiệm, có kỷ luật và có tình có lý.

Bên cạnh đó là phương châm “3 cùng, 4 chủ động, 5 nắm” gồm: cùng ăn, cùng ở, cùng làm; chủ động nắm tư tưởng, chủ động quản lý tư tưởng, chủ động dự báo tư tưởng và chủ động giải quyết tư tưởng; nắm tâm tư, nguyện vọng; nắm lý lịch chính trị, hoàn cảnh gia đình; nắm phẩm chất, lối sống; nắm kết quả hoàn thành nhiệm vụ; nắm các mối quan hệ của chiến sĩ”-Trung úy Vũ chia sẻ.

Mặc dù là sĩ quan trẻ nhưng anh đã có nhiều cách làm hay để giáo dục, động viên chiến sĩ như: lập nhóm Zalo “Hậu phương chiến sĩ” để kết nối giữa gia đình chiến sĩ và người chỉ huy để trao đổi thông tin, đặc biệt là khi chiến sĩ đi công tác, nghỉ phép về địa phương. Hay thành lập “Tổ 3 người cùng tiến” để các tổ viên giúp đỡ nhau trong huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ và nắm chắc tư tưởng các thành viên để báo cáo cấp trên khi có tình huống phát sinh.

Với những cách làm sáng tạo, Trung úy Vũ đã góp phần cùng Đại đội 1 hoàn thành 100% nội dung huấn luyện, trong đó có trên 80% đạt khá, giỏi. Mới đây, bản thân anh được tuyên dương là một trong những điển hình tiên tiến toàn diện trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019-2024.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Phan Tuấn Anh-Chính trị viên Tiểu đoàn Bộ binh 50-cho biết: Mặc dù là một sĩ quan trẻ mới ra trường, thời gian công tác tại đơn vị chưa lâu nhưng Trung úy Lê Tuấn Vũ luôn năng nổ, nhiệt tình trong mọi công việc.

Đặc biệt, trong công tác huấn luyện chiến sĩ mới, đồng chí luôn tìm tòi, nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng huấn luyện, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong đơn vị. Chính vì thế, đơn vị do đồng chí chỉ huy luôn hoàn thành tốt các nội dung huấn luyện, 100% cán bộ, chiến sĩ không vi phạm kỷ luật.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Áp lực từ 'flex, phông bạt'

Áp lực từ 'flex, phông bạt'

Sự bùng nổ công nghệ đã mở ra một thế giới trực tuyến rộng lớn, nơi các bạn trẻ có thể dễ dàng hòa mình vào mạng xã hội ngay từ sớm. Tuy nhiên, khi chưa đủ khả năng phân biệt rõ ràng giữa giá trị thật và giả, rất dễ bị cuốn hút bởi hình ảnh hào nhoáng, lối sống xa hoa của người nổi tiếng...

Lợi dụng trẻ em giao ma túy

Lợi dụng trẻ em giao ma túy

Ra tù, Đồng Minh Lực tinh vi hơn, không trực tiếp giao dịch ma túy mà nhờ trẻ em mang 'hàng' đến giấu ở các vị trí bí mật trên vỉa hè rồi gửi hình ảnh để người mua tự đến lấy.

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

(GLO)- Trong số 23 sản phẩm và mô hình dự thi, 15 sản phẩm đã được vinh danh tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 12-2024. Sân chơi này do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.