Liên tiếp các vụ trộm cắp sâm Ngọc Linh trồng trên rừng lên tới hàng trăm cây, với những thủ đoạn tinh vi khiến người trồng sâm ở huyện Tu Mơ Rông đứng ngồi không yên.
Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ đưa sâm Việt Nam vươn ra thế giới. Từ đây, sâm Ngọc Linh không chỉ dành cho người giàu mà tất cả mọi người ai cũng có cơ hội sử dụng.
Trời se lạnh, mưa lất phất báo hiệu một mùa Xuân mới tràn về. Đi giữa không khí ấy, chúng tôi tìm về vùng rừng núi chân Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông). Nơi đang có hàng trăm đồng bào Xơ Đăng đang ngày đêm ăn ngủ trong rừng sâu để bảo vệ, gìn giữ và phát triển sâm Ngọc Linh- một loại cây đã được đưa vào danh mục là cây quốc gia và được gọi là “Quốc bảo“ của Việt Nam.
Kon Tum là tỉnh được mệnh danh là vùng đất thuốc với trên 800 loài cây dược liệu có giá trị cao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang vào mùa thu hoạch một số loài dược liệu quý thì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nông dân vùng cao.
Sớm nhận thức được những công dụng và giá trị kinh tế của loại thảo dược mà thiên nhiên ban tặng, Trần Đức An - người con núi rừng Kon Tum đã hiện thực hóa ước mơ của mình bằng việc chú tâm trồng sâm Ngọc Linh hướng nông nghiệp hiện đại.
Từ khi “Tổ hợp tác phụ nữ DTTS trồng sâm dây“ tại 2 xã Ngọc Linh và Mường Hoong do Hội LHPN tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Hội LHPN huyện Đăk Glei thành lập đi vào hoạt động, đến nay, nhiều chị em hội viên, phụ nữ đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để trồng và mở rộng diện tích vườn sâm dây của gia đình.
Trong những cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) ẩn chứa “kho tàng“ dược liệu quý, nhưng sau những lần con người in dấu chân, thứ xem như “vàng xanh“ của đất trời ngày càng suy kiệt. Và khi lộc trời vơi cạn, người dân đang nỗ lực tái sinh.