Trồng dừa xiêm lùn bán trái và cây giống, thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên 5 sào đất vườn nhà, ông Nguyễn Thanh, 57 tuổi, ở thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát tự ươm giống, trồng 120 cây dừa xiêm lùn. Là người kỹ tính, ông Thanh chịu khó khoan giếng bơm tưới để đảm bảo dừa đủ nước, chăm bón đúng kỹ thuật, đặc biệt là thường xuyên vệ sinh tàu lá. Nhờ đó, cây dừa sinh trưởng phát triển tốt, chỉ sau 30 tháng trồng đã ra trái và đến nay đang cho trái rộ. Ông Thanh cho biết, mỗi cây cho từ 100 - 120 trái/năm, chất lượng dừa trái rất tốt nên thương lái thường đặt mua trước và đến tận vườn hái. Tính ra mỗi cây dừa cho ông Thanh thu nhập khoảng 1 triệu đồng/năm.

Phát huy lợi thế danh tiếng của vườn dừa chất lượng cao, ngoài bán dừa trái uống nước, ông Thanh còn ươm dừa giống để bán. Theo đó, khoảng tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hằng năm, ông bắt đầu chọn các buồng dừa đẹp nhất, dưỡng làm giống và chăm sóc để đến tháng 3 năm sau, khi dừa đã già trái thì hái xuống ươm giống. Với cách đó, mỗi năm ông Thanh ươm bán được khoảng 1.500 cây dừa giống, thu về khoảng 75 triệu đồng. Khách mua dừa giống của ông Thanh không chỉ là người trong vùng mà còn có cả bà con đến từ Hoài Ân, Hoài Nhơn, tỉnh Gia Lai và cả một số công ty du lịch ở Phú Quốc.

Theo ông Thanh thì cây dừa xiêm dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn công, chi phí đầu tư thấp mà lại cho thu nhập khá cao. Không những thế, cây dừa còn tạo ra nguồn chất đốt dồi dào từ tàu, bẹ khô, cho bóng mát vào mùa hè và che chắn gió bão vào mùa mưa…

Ngoài làm giàu cho bản thân và gia đình, với vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong việc trồng và chăm sóc cây dừa, ông Thanh luôn sẵn sàng chia sẻ để mọi người cùng học tập, áp dụng có hiệu quả.

TRƯỜNG GIANG

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null