Trang trại ngựa bạch trên vùng "chảo lửa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xuất phát từ tình yêu với những chú ngựa, anh Nguyễn Văn Hậu (SN 1989, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã bỏ ra gần 1 năm trời xuôi Nam ngược Bắc “tầm sư” học cách nuôi loài vật này. Sau khi “đắc đạo”, anh chọn vùng “chảo lửa” Krông Pa để làm trang trại nuôi ngựa bạch. Không chỉ thỏa mãn đam mê của bản thân, anh Hậu còn ấp ủ ý định biến trang trại nuôi ngựa của mình thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. 
Mới đây, rất tình cờ, chúng tôi biết đến trang trại nuôi ngựa bạch của anh Nguyễn Văn Hậu. Sau một cú điện thoại, từ thị xã Ayun Pa, anh chạy xe xuống đón chúng tôi ở chân đèo Tô Na, đoạn thuộc địa phận xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa. Chào hỏi nhau xong, anh mời chúng tôi xuống xuồng máy để sang trang trại nuôi ngựa của mình ở xã Ia Rsai, huyện Krông Pa. 
 Anh Nguyễn Văn Hậu bên đàn ngựa bạch được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. Ảnh: C.H
Anh Nguyễn Văn Hậu bên đàn ngựa bạch được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. Ảnh: C.H
Tranh thủ lúc ngồi xuồng máy vượt lòng hồ Thủy điện Đak Srông 3A, chúng tôi hỏi anh Hậu về chuyện đời tư. Hậu kể, tuổi thơ của anh khá cơ cực. Cộng với sự nông nổi của tuổi trẻ, anh chỉ học hết THPT rồi nghỉ. Trải qua rất nhiều nghề để mưu sinh, anh dần trưởng thành sau những va vấp của cuộc đời. Mang theo những kinh nghiệm tích lũy được trong chuỗi ngày mưu sinh nơi xứ người, anh trở về Ayun Pa bắt tay phát triển kinh tế gia đình.
Đang dở câu chuyện thì chiếc xuồng máy chở chúng tôi cập bến. Nhìn lên bờ, chúng tôi bắt gặp hình ảnh đàn ngựa bạch đang nhởn nhơ gặm cỏ. Khung cảnh thật yên bình. Không giấu được niềm tự hào khi giới thiệu về đàn ngựa bạch mà mình hết mực yêu quý, anh Hậu cho biết: “Tôi yêu loài ngựa từ thuở nhỏ. Từ đó, tôi ấp ủ giấc mơ xây dựng một trang trại nuôi ngựa ngay trên quê hương mình”.
Mang theo giấc mơ ấy, gần 1 năm trời, anh Hậu tìm đến các địa phương trong cả nước để học cách nuôi ngựa. Trong đó, anh nhớ nhất thời gian học nghề ở Hà Nội. Anh Hậu kể, tại trang trại Vạn An và Viện Chăn nuôi (Hà Nội), anh được các chuyên gia chỉ dạy nhiều kinh nghiệm quý báu về thuần phục, nuôi dưỡng ngựa bạch. Đầu năm 2016, khi kinh nghiệm đã vững, theo sự giới thiệu của những người đi trước, anh sang tận Trung Quốc tìm mua 1 con ngựa đực và 2 con ngựa cái giống Tây Tạng với giá tổng cộng 300 triệu đồng đưa về Việt Nam. Sau đó, anh tiếp tục đến các trung tâm giống ngựa lớn ở trong nước bỏ ra thêm gần 400 triệu đồng để mua 3 con ngựa cái giống Việt Nam và 2 con ngựa con khoảng 4 tháng tuổi. “Nhiều người nói tôi bị khùng vì chưa ai nuôi được ngựa bạch ở đây. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và được sự hướng dẫn của các chuyên gia ở Viện Chăn nuôi, tôi đã nuôi và cho sinh sản thành công giống ngựa bạch ngay trên vùng “chảo lửa” Krông Pa”-anh Hậu vui vẻ nói.
Ảnh: Chí Hào
Ảnh: Chí Hào
Cũng phải nói thêm, vị trí mà anh Hậu chọn để nuôi ngựa khá đắc địa. Trang trại này giống như 1 hòn đảo nhỏ nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Đak Srông 3A, diện tích khoảng 40 ha, xung quanh được bao bọc bởi mặt nước mênh mông, trên có cây cỏ xanh tốt dùng làm thức ăn cho ngựa. Do trang trại nằm hoàn toàn biệt lập nên đàn ngựa tránh được dịch bệnh. Anh Hậu cũng không sợ mất trộm khi không có người trông coi. Thức ăn của ngựa rất đơn giản, chỉ cần cho ăn cỏ và uống nước. Những con cái mang thai chỉ cần cho ăn thêm cám và mật mía là được. Đến nay, đàn ngựa của anh Hậu đã phát triển lên gần 20 con.
Trước khi chia tay chúng tôi, anh Hậu cho biết, mục đích của anh khi thành lập trại nuôi ngựa bạch trước hết xuất phát từ tình yêu, sau là nhân giống và bảo tồn các giống ngựa quý. Ngoài ra, anh còn mong muốn biến trang trại của mình thành điểm du lịch sinh thái để du khách được ngắm nhìn đàn ngựa, hòa mình vào môi trường thiên nhiên hoang sơ. “Sắp tới, tôi sẽ nuôi thêm một số loài động vật như: cừu, lạc đà, hươu, nai...và trồng thêm cây ăn quả ở đây. Vào mỗi dịp cuối tuần, đây sẽ là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng cho các gia đình”-anh Hậu chia sẻ dự định.
 CHÍ HÀO

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).