TP Quy Nhơn: Tăng cường quy hoạch, xây dựng và chỉnh trang đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII Ðảng bộ TP Quy Nhơn (2010 - 2015), 5 năm qua, UBND thành phố đã tăng cường thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng và chỉnh trang đô thị, góp phần làm cho diện mạo Quy Nhơn ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

TP Quy Nhơn ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh: VĂN LƯU

TP Quy Nhơn ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh: VĂN LƯU

Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện và hoàn thành Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14.4.2015. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của thành phố. Hoàn thành quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 phường Nhơn Bình, Nhơn Phú; khu đô thị mới Long Vân; khu vực 1 và 9 phường Trần Quang Diệu, quy hoạch xây dựng nghĩa trang mới; quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 một số khu vực ở các phường.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, diện mạo của TP Quy Nhơn phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại ngày càng rõ nét. Những năm qua, thành phố đã huy động nhiều nguồn lực để hình thành các khu đô thị mới như: Khu đô thị thương mại An Phú, khu đô thị thương mại phía Tây đường An Dương Vương, khu đô thị xanh Vũng Chua, khu dân cư phía Bắc hồ sinh thái Đống Đa, khu chợ Dinh phường Nhơn Bình; các khu dân cư Bắc sông Hà Thanh, Đông đường Điện Biên Phủ, Tây đường Võ Thị Sáu; các khu dân cư phục vụ tái định cư các dự án quốc lộ (QL) 1D và QL19, từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đất ở cho nhân dân thành phố.

Có thể nói, hiện nay, bộ mặt đô thị của TP Quy Nhơn có nhiều khởi sắc với nhiều công trình tiêu biểu như: Quảng trường trung tâm, trung tâm hành chính thành phố, công viên Đống Đa, công viên Hà Thanh, công viên dọc đường Nguyễn Tất Thành, hoa viên Quang Trung, hoa viên Nguyễn Thái Học, hồ phun nước nghệ thuật, hồ sinh thái Đống Đa, hồ Bàu Sen, đường Nguyễn Tất Thành nối dài, mở rộng đường Trần Phú... Bên cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các xã như: đê biển Nhơn Lý, Nhơn Hải; hồ chứa nước trên đảo Nhơn Châu; dự án tái định cư vùng thiên tai và cấp nước sạch xã Nhơn Hải, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão ở âu thuyền Phan Chu Trinh và các khu vực ven đầm Thị Nại…

Đặc biệt, 5 năm qua, thực hiện Đề án “Nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của TP Quy Nhơn đến năm 2020”, thành phố đã tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng chỉnh trang đô thị. Hệ thống điện chiếu sáng, đèn trang trí, đèn tín hiệu giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển, với 12.500 bộ đèn chiếu sáng và 40 chốt đèn tín hiệu giao thông; 100% tuyến đường chính, 85% các hẻm được chiếu sáng. Đầu tư xây dựng mới 13,5 ha công viên và các khu vực công cộng, nâng tổng diện tích cây xanh, thảm cỏ, công viên toàn thành phố lên 64 ha, bình quân đất cây xanh đô thị đạt 13 m2/người.

Thành phố đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu xử lý chất thải rắn tại Long Mỹ; năng lực thu gom và vận chuyển đạt trên 422 m3/ngày đêm, tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải nội thành đạt 97%. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước thuộc Dự án Vệ sinh môi trường và 2 nhà máy xử lý nước thải tại phường Nhơn Bình và Trần Quang Diệu; thay thế trên 3.000 hố ga cũ bằng hố ga ngăn mùi trên các tuyến đường. Hệ thống lưới điện được nâng cấp, hoạt động ổn định, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc xây dựng tuyến đường văn minh “xanh - sạch - đẹp” được nhân rộng ở tất cả các phường.

Thành phố cũng đã thực hiện công tác giải tỏa, chỉnh trang các nút giao thông: Võ Văn Dũng - Nguyễn Thái Học, Hoàng Văn Thụ- Tây Sơn, Nguyễn Thái Học - Diên Hồng, Bạch Đằng - Lê Lợi, nối thông các tuyến đường Chương Dương và Lê Đức Thọ. Các tuyến đường trên địa bàn thành phố đã được nhựa hóa 148 km, đạt tỉ lệ 95%; các tuyến hẻm khu vực nội thành được bê tông hóa 30 km, đạt tỉ lệ 95%. Nâng cấp 225.203 m2 mặt đường bê tông nhựa, xây dựng mới 22.450 m2 mặt đường bê tông xi măng; 180.000 m2 vỉa hè gạch block, 47.927 m bó vỉa đường. Đặc biệt, được tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí và từ ngân sách địa phương, thành phố đã nâng cấp 64.819 m2 vỉa hè và 7.816 m bó vỉa bằng đá granit trên các tuyến đường: An Dương Vương, Nguyễn Tất Thành, Xuân Diệu, Quảng trường trung tâm, với tổng vốn đầu tư gần 255 tỉ đồng.

Hiện nay, thành phố đã và đang phối hợp thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trọng điểm trên địa bàn, cụ thể là QL19, QL1A và QL1D đoạn qua thành phố, tuyến đường Long Vân - Long Mỹ, khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn và các khu tái định cư phục vụ các dự án nói trên.

Được biết, 5 năm qua, tổng vốn đầu tư quy hoạch, xây dựng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP Quy Nhơn hơn 28.240 tỉ đồng, gấp 2 lần so với giai đoạn 2005 - 2010; trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 875 tỉ đồng. Có thể nói, diện mạo đô thị của Quy Nhơn hiện nay đã có nhiều đổi thay, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn và văn minh, hiện đại hơn, từng bước xứng tầm là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

PHI HÙNG

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

null