"Tôi đã chọn sông Hương làm bến đỗ…”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
GS Phạm Quang Hưng
GS Phạm Quang Hưng
Giáo sư Phạm Quang Hưng là người đặt viên gạch đầu tiên, góp phần xây dựng chương trình Vật lý theo chương trình tiên tiến thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa theo chương trình gốc của Khoa Vật lý trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ).
Ông cũng là cầu nối quan trọng cho việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Huế với Đại học Virginia và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở Đại học Huế. Nhân dịp Giáo sư mới được phong tặng danh hiệu Giáo sư Danh dự của Đại học Huế, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn  Giáo sư Phạm Quang Hưng về chương trình vật lý tiên tiến (VLTT) và những dự định sắp tới của ông.
Chào Giáo sư, ông có thể nói về cảm tưởng của mình tại Lễ phong tặng Giáo sư Danh dự Đại học Huế?
Tôi rất cảm động và vinh dự. Giám đốc Đại học Huế, các giáo viên và sinh viên đều đến chúc mừng khiến tôi vui quá! (cười)
Lý do nào khiến Giáo sư đã chọn Huế và “hết mình” với chương trình VLTT đến vậy?
Đại học Huế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đứng ra triển khai chương trình VLTT thí điểm vào năm 2006. Giám đốc Đại học Huế lúc đó đã có liên lạc với tôi và tôi cảm thấy rất hứng thú với chương trình này. Hồi đó tôi chưa thực sự biết đến Huế và cũng chưa biết phải bắt đầu thế nào. Tháng 1-2007, lần đầu tiên tôi đến Huế và được nói chuyện với các đồng nghiệp ở đây. Đến Đại học Huế và khung cảnh thanh bình của thành phố Huế, những điều đó làm cho tôi có kỳ vọng chương trình hợp tác sẽ tốt đẹp.
Sau hơn ba năm triển khai chương trình VLTT, Giáo sư nhận thấy kết quả chương trình này thế nào, có thành công như kỳ vọng ban đầu của ông?
Kết quả rất tốt và thậm chí còn vượt xa những gì tôi mong muốn. Lần đầu tiên Đại học Huế liên lạc với tôi là khoảng tháng 8-2006. Tôi đã sắp xếp để đến tháng 4-2007, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Huế và Đại học Virginia được ký kết nhưng lúc đó cũng chưa bắt đầu thực sự về vấn đề các giáo sư bên đó qua bên này dạy. Tháng 12-2007, tôi có cử một đồng nghiệp sang đây giúp đỡ để sửa soạn một phòng thí nghiệm cho chương trình VLTT. 1-2008 một giảng viên Đại học Virginia đã sang bên này dạy và từ lúc đó đến bây giờ có rất nhiều giáo sư bên đó đã đến Huế để dạy. Tôi nghĩ chương trình VLTT rất hay vì tất cả các môn vật lý đều được dạy bằng tiếng Anh và được dạy bởi phần lớn là giáo sư nước ngoài mà đa số là đến từ nước Mỹ.
Tôi hy vọng với sự nỗ lực của cả hai bên, chương trình này sẽ tiếp tục trong những năm tới. Chính ra chương trình này sẽ kết thúc vào năm 2012; nhưng theo tôi biết, Đại học Huế có chủ trương tiếp tục chương trình này. Tôi hy vọng chương trình VLTT như một cái mầm để có thể phát triển khoa học công nghệ ở Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế (trái), trao Bằng Giáo sư danh dự cho Giáo sư Phạm Quang Hưng. Ảnh: Thanh Vân
PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế (trái), trao Bằng Giáo sư danh dự cho Giáo sư Phạm Quang Hưng. Ảnh: Thanh Vân
Đây là chương trình mới mẻ và chắc hẳn sẽ có rất nhiều những khó khăn khi bắt tay vào xây dựng chương trình?
 
Tất nhiên rồi, lúc bắt đầu một dự án đâu có phải cái gì cũng dễ dàng và hai vấn đề khó khăn nhất, đó là làm sao có thể xây dựng được phòng thí nghiệm cho sinh viên ở đây và làm sao tìm được những giáo sư từ bên Mỹ và nước khác qua đây giảng dạy. Nhưng lúc đầu tiên tôi cũng may mắn vì những đồng nghiệp của tôi chấp thuận sang đây giảng dạy trong thời gian dài tới một tháng. Không dễ tìm được người như vậy, nhất là đối với những người đang làm khoa học, bỏ ra một tháng để dạy là rất quý báu. Tôi phải thuyết phục họ và may mắn là tôi thành công.
Bắt đầu từ năm 2006 tại Trường đại học Sư phạm Huế, đến nay chương trình VLTT đã triển khai đến khóa thứ 4 với hơn 70 sinh viên đang theo học. Là giảng viên trực tiếp giảng dạy môn trong chương trình này, Giáo sư nhận xét thế nào về những sinh viên của mình?
Rất khá! Tôi và đồng nghiệp ở Virginia đã cho những bài thi giống bài thi ở Virginia. Chúng tôi rất mừng là kết quả thi rất tốt không kém gì sinh viên bên Mỹ, mà rất tốt là thế này, vì sinh viên bên Mỹ sống trong môi trường nói tiếng Anh, sinh viên ở đây chỉ nói tiếng Anh trong lớp nhưng họ đã có kết quả rất tốt. Tôi đánh giá cao nỗ lực học tập và tự xoay xở của các em. Vừa rồi có 6 em sắp tốt nghiệp vào tháng 7.2010 đi đăng ký vào một công ty điện tử của Nhật, không phải là kỹ sư điện tử mà tốt nghiệp về ngành vật lý tiên tiến nhưng các em được họ đánh giá rất cao. Điều đó làm tôi cảm thấy rất vui!
Giáo sư có nói: "Tôi như con thuyền đã chọn sông Hương làm bến đỗ”, có phải Giáo sư đã chọn Huế làm nơi sẽ trở về và định cư lâu dài?
Tôi về đây hằng năm, mỗi năm tôi đều về Việt Nam ít nhất một lần và về Huế là lâu nhất, khoảng 1 tháng, thành ra “con thuyền cập bến trên sông Hương” là như vậy.
Xin cảm ơn Giáo sư và mong ông sẽ tiếp tục có những đóng góp cho chương trình VLTT và sự nghiệp giáo dục ở Đại học Huế nói riêng, Việt Nam nói chung!
Thanh Vân (thực hiện)


Là điều phối viên chính thức của chương trình VLTT, GS Phạm Quang Hưng đã liên hệ và mời những giáo sư vật lý có tầm cỡ trên thế giới đến tham gia giảng dạy ở Đại học Huế (ĐHH). Từ năm 2007 đến nay đã có gần 30 lượt giáo sư, tiến sĩ là giảng viên các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài được mời về giảng dạy cho chương trình VLTT và 6 đoàn cán bộ từ ĐHH đến học tập và làm việc tại Đại học Virginia. Năm  2009, GS đã tổ chức siminar tư vấn và giới thiệu các cơ hội học tập thạc sĩ và tiến sĩ cho sinh viên của chương trình và giảng viên khoa Vật lý của ĐHH. Bên cạnh đó, GS cũng tổ chức nhiều seminar để trao đổi các hướng nghiên cứu và phương pháp giảng dạy mới với các giảng viên vật lý của ĐHH. Hiện GS đang liên lạc để tổ chức Hội nghị quốc tế về Vật lý lý thuyết tại trường Đại học Sư phạm Huế vào năm 2011.

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.