Chưa giải mã được dấu tích văn hóa Chămpa trên tháp Bang Keng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau 4 năm kể từ khi ngành Văn hóa Gia Lai phát hiện tháp Bang Keng trên vùng đất buôn Jú, xã Krông Năng (huyện Krông Pa), tháng 6-2010 việc khai quật mới được tiến hành. Đây là một phát hiện khá quan trọng về tháp Chăm ở Gia Lai. Từ sau khi phát hiện và khai quật đến nay, ngành Văn hóa tỉnh đã triển khai một số việc để bổ sung thêm thông tin về di tích. Xung quanh vấn đề này, ông Phan Xuân Vũ- Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết:
Từ sau khi phát hiện và khai quật di tích tháp Chăm đến nay, ngành chủ quản đã triển khai một số việc để bổ sung thêm thông tin về di tích như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phát hiện phế tích tháp Chăm qua tổ chức họp báo tại TP. Pleiku, Báo Gia Lai và nhiều tờ báo Trung ương đã đưa tin về sự kiện này. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với UBND, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Krông Pa, UBND xã Krông Năng tuyên truyền cho nhân dân quanh vùng hiểu và bảo vệ di tích, chấm dứt việc đào bới tại di tích. Năm 2010, ngành phối hợp Trung tâm Khảo cổ TP. Hồ Chí Minh (Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ) tiến hành khai quật. Sau khi khai quật, toàn bộ hiện vật đưa về Bảo tàng tỉnh để phục vụ cho trưng bày tuyên truyền về di tích và hoàn thiện công tác viết báo cáo khoa học.
Toàn cảnh khai quật Tháp Bang Keng (tháng 6-2010). Ảnh: Nguyễn Giác
Toàn cảnh khai quật Tháp Bang Keng (tháng 6-2010). Ảnh: Nguyễn Giác
* Theo chúng tôi được biết, tháp Bang Keng hiện chỉ còn là phế tích. Qua khai quật, tháp có bình diện hình vuông, mặt chính hướng về phía Đông (sông Ba), phần trong của tháp trước đó đã có dấu hiệu đào bới nên kiến trúc bị phá vỡ, phần tường phía Nam bị phá sập hoàn toàn. Điều đáng tiếc là kiến trúc cũng như các đồ vật linh thiêng đi kèm đều không còn… Vậy việc bảo vệ tháp hiện được tiến hành ra sao, thưa ông?
- Tháp Bang Keng được phát hiện từ năm 2006 khi đã là phế tích và đã bị đào bới nhiều lần. Đến năm 2010 đã tiến hành khai quật thu được một số hiện vật là gạch, ngói và gốm Chăm. Kiến trúc của tháp bị phá vỡ gần như hoàn toàn, đồ vật linh thiêng đi kèm không tìm thấy.
Sau khi khai quật, đoàn khai quật đã tiến hành gia cố kỹ thuật lòng sàn và những nơi bị đào hầm ếch, đồng thời tiến hành lấp kín từng phần (cả trong và ngoài), có đánh dấu để bảo vệ di tích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu về sau. Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Krông Pa, UBND xã Krông Năng đã tuyên truyền, không cho xâm phạm đến khu vực di tích đã được lấp kín.
* Xin ông cho biết, ngành chủ quản đã làm những gì để giải mã dấu tích văn hóa Chăm trên vùng đất này?
- Căn cứ vào kết quả khai quật và kết cấu kiến trúc, các nhà khảo cổ đã có những nhận xét rất quan trọng: Bang Keng là một kiến trúc dạng đền thờ mở, mang đậm dấu ấn của Bà La Môn giáo. Kết quả khai quật kiến trúc Bang Keng đã phản ánh những mối quan hệ văn hóa chặt chẽ với các kiến trúc trong nội vùng Tây Nguyên và cũng cho thấy khả năng về sự tồn tại của một loại hình di tích kiến trúc mang đặc điểm thể hiện sự giao thoa văn hóa đa chiều và xác lập cho mình một tuyến phát triển riêng với những nét đặc trưng của vùng văn hóa cao nguyên Trung phần. Niên đại di tích kiến trúc Bang Keng vào khoảng thế kỷ VII-VIII sau Công nguyên.
Gia Lai là tỉnh có phát hiện khá nhiều dấu tích mang dấu ấn văn hóa Chămpa: Phù điêu đá tạc tượng Phật ngồi (lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh), bia đá ở Đak Pơ, di tích Bang Keng… Tuy nhiên, hiện nay địa phương chưa có người giải mã các thông tin này mà phải nhờ đến các chuyên gia đầu ngành trên cả nước. Do đó trước mắt, ngành chủ quản vận động, tuyên truyền nhân dân cùng chung tay để bảo vệ các di tích nói trên.
* Xin cảm ơn ông!
Thái Bình (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa có chuyến kiểm tra thực tế về tình hình hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng và dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc tại Gia Lai. Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với Báo Gia Lai về những giải pháp khắc phục khó khăn cho nông dân trong thời gian tới.