Văn chương đích thực sẽ khẳng định sức sống của nó!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhà văn Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Anh bắt đầu viết văn năm 1998, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010. Nổi tiếng với các tập truyện ngắn: Đàn chim về sau bão, Ngược ngàn, Người đi bỏ mặc câu thề... Đặc biệt tiểu thuyết “Họ vẫn chưa về” của anh đã đạt Giải thưởng Liên hiệp Hội Văn học-Nghệ thuật TP. Hà Nội năm 2010. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Hoàng Thanh Hương với anh.

Nhà văn Nguyễn Thế Hùng
Nhà văn Nguyễn Thế Hùng
Là một nhà văn quan đội, một người lính nhưng anh không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, anh có nghĩ đó là điều khó khăn khi viết về đề tài chiến tranh?

- Là nhà văn quân đội dĩ nhiên đây là đề tài tôi quan tâm nhiều, là chủ đề lớn trong sự nghiệp sáng tác của tôi. Không phải tham gia vào các cuộc chiến là một may mắn cho tôi nhưng đó cũng là một thiệt thòi. Tôi may mắn được đọc nhiều tác phẩm viết về chiến tranh của các nhà văn lớn nhưng tôi viết về chiến tranh theo cách của tôi, đạt được như thế nào thì phải dựa vào sự thẩm định của độc giả.

Anh đã xuất bản 4 tập truyện ngắn, anh tâm đắc nhất tập truyện nào, truyện ngắn nào?

- Đó là 4 đứa con tinh thần của tôi, tôi yêu tất cả, mỗi tập truyện ngắn đều có một thú vị riêng, theo tôi. Thích nhiều hơn một chút thì là truyện “Lộc trời” vì tôi nghĩ về cơ bản, con người ta đều giống nhau về mặt sinh học. “Trời cho ai người ấy hưởng” nên người hơn người, làng này hơn làng khác, quốc gia này hơn quốc gia khác chính nhờ cái “lộc trời” ấy! Phải biết trân trọng “lộc trời” để duy trì lâu dài và làm được nhiều điều tốt đẹp để lại cho đời.

Gần đây, một số nhà văn quân đội cùng thế hệ với anh như: Đỗ Tiến Thụy, Phùng Văn Khai, Nguyễn Đình Tú đã xuất bản tiểu thuyết và thu hút được độc giả, anh có định tập trung viết tiểu thuyết để truyền tải đến độc giả nhiều thông điệp hơn không?

- Tôi đã viết xong cuốn tiểu thuyết thứ hai “Lối nho nhỏ” sắp ra mắt bạn đọc. Tôi không nghĩ tiểu thuyết lại truyền tải được nhiều thông điệp hơn một bài thơ hay một truyện ngắn. Tôi chỉ tập trung viết tiểu thuyết khi đã thấy mình nên và cần sau khi đã viết khá nhiều truyện ngắn, nếu tôi viết tốt sẽ nhận được nhiều hồi âm tốt từ phía độc giả và ngược lại. Dĩ nhiên dung lượng tiểu thuyết bao giờ cũng dày hơn một truyện ngắn nhưng thông điệp nhiều hay ít cái đó lại phụ thuộc vào tài năng nhà văn.

Gia Lai đã khi nào là nguồn cảm hứng trong sáng tác của anh?

- Tôi đến Gia Lai 3 lần, lần ở lại lâu nhất là 15 ngày trong một đợt thực tế sáng tác tại Tây Nguyên năm 2006. Gia Lai để lại nhiều ấn tượng đẹp và tôi yêu quý nơi này, tiếc là chưa đi đến được nhiều nơi hơn. Đây là vùng đất xinh đẹp, giàu bản sắc văn hóa. Người Pleiku nồng ấm và mến khách. Cà phê tuyệt ngon. Tôi rất muốn trở lại và chắc chắn sẽ trở lại nhiều lần nữa để viết một cái gì đó thật đậm đặc về Gia Lai, về Tây Nguyên.
Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Trong hai ngày (6 và 7-10), Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh tại Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Đồng chí Võ Anh Tuấn-quyền Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng ban tổ chức, cho biết:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa có chuyến kiểm tra thực tế về tình hình hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng và dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc tại Gia Lai. Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với Báo Gia Lai về những giải pháp khắc phục khó khăn cho nông dân trong thời gian tới.