Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
* Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những động thái gì?
- Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch “về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, ngành Tài chính đã  nghiêm túc chấp hành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh,  tổ chức quán triệt Kế hoạch trong toàn ngành.
Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Cụ thể, Cục Thuế đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát chi tiết các khoản thu, từng sắc thuế, các khoản nợ đọng thuế có khả năng thực hiện để xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2011 tăng  10% so với dự toán đầu năm. Tập trung rà soát xử lý trên 370 tỷ đồng nợ tồn đọng, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc về thuế nhằm chống thất thu, hạn chế phát sinh số nợ thuế mới, góp phần lành mạnh hóa tài chính ở địa phương.
Kho bạc Nhà nước tỉnh triển khai hướng dẫn các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách quản lý tập trung tại ngân sách tỉnh số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại năm 2011 theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Kiểm soát thanh toán và đề xuất việc thực hiện chủ trương tạm dừng mua sắm mới ô tô, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, đã tạm dừng trang bị mới 11 xe ô tô và thiết bị văn phòng với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng.
Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh xử lý số tiền tạm ứng ngân sách tỉnh còn tồn đọng. Đôn đốc thu hồi dứt điểm số tiền nợ bán đấu giá gỗ, các nguồn thu từ bán tài sản tịch thu, tiền sử dụng đất, thuê đất, tiền bị chiếm dụng, chi sai mục đích phải thu hồi theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước, kết quả đã thu trên 12,8 tỷ đồng.             
Sở hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán bổ sung, cân đối nguồn kinh phí để chi trả kịp thời, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn. Đã ứng 140 tỷ đồng cho Bảo hiểm Xã hội tỉnh để thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, Hội Cựu chiến binh; miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân, chính sách hỗ trợ học nghề, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg, hỗ trợ bù giá điện cho hộ nghèo. Lập dự toán cân đối nguồn để đảm bảo chi trả kịp thời mức tiền lương mới (830.000 đồng/tháng) và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc từ tháng 5-2011. Tính toán, xác định đối tượng, chuẩn bị nguồn kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí khoảng trên 162 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí học tập cho 337.883 học sinh với số tiền dự kiến trên 212 tỷ đồng theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Thống nhất với Sở Giáo dục-Đào tạo triển khai ký kết với các trường để hỗ trợ kịp thời 3,5 tỷ đồng đã bố trí trong dự toán năm 2011 cho học sinh, sinh viên học cử tuyển.
Phân khai ứng vốn kịp thời cho các đơn vị cung ứng hàng trợ cước, trợ giá với số tiền trên 55,3 tỷ đồng để chủ động mua hàng đưa về nông thôn. Cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, lập thủ tục trình UBND tỉnh xuất trên 5 tỷ đồng từ quỹ dự phòng hỗ trợ giống cây trồng kịp thời cho nông dân vùng bị hạn để khôi phục sản xuất, hướng dẫn các địa phương sử dụng quỹ dự phòng để mua gạo cứu đói cho dân.
* Yêu cầu tiết kiệm 10% ngân sách chi thường xuyên để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, nội dung tiết kiệm là gì, con số tiết kiệm cụ thể của toàn tỉnh là bao nhiêu và làm thế nào để việc tiết kiệm được đảm bảo thực hiện  trong thực tế?  
- Yêu cầu chung là phải thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại năm 2011 ngoài 10% số đã giao trong dự toán đầu năm nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao. Số tiền tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong 9 tháng còn lại năm 2011 của tỉnh là 74,533 tỷ đồng được quản lý tập trung tại ngân sách tỉnh, chờ hướng dẫn xử lý của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND tỉnh. Để việc tiết kiệm được đảm bảo thực hiện trong thực tế, các cơ quan, đơn vị dự toán phải tự rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại nhiệm vụ chi của đơn vị, đảm bảo mức tiết kiệm theo mức tối thiểu được thông báo. Thực hiện tiết kiệm tối đa đối với các khoản chi hội nghị, tiếp khách, xăng dầu, điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí… Các đơn vị cần động viên, quán triệt cho cán bộ, công chức viên chức Nghị quyết của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh để cùng nhau khắc phục khó khăn.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên 9 tháng còn lại năm 2011 mà UBND tỉnh đã giao, cần tính toán và thông báo ngay cho các đơn vị cấp dưới để chủ động thực hiện.
Các cấp ngân sách không bổ sung kinh phí ngoài dự toán, trừ các trường hợp thực hiện chính sách, chế độ và các trường hợp cấp bách khác theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu của tỉnh thì không sử dụng quỹ dự phòng ngân sách, nguồn tăng thu để chi cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết.
* Theo đồng chí, tỉnh ta cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào để mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả cao nhất?
- Theo tôi, đối với tỉnh ta cần quan tâm đến 3 nguyên nhân chủ yếu có tính biện chứng gây ra lạm phát ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Đó là: “Chi phí đẩy”, “cầu kéo” và  tiền tệ. Vì vậy cần tập trung tiết kiệm chi, cắt giảm đầu tư công, giảm cầu. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá; bổ sung kịp thời vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. Áp dụng biện pháp gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Chủ động dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân để có biện pháp kịp thời xử lý trong trường hợp mất cân đối. Tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá niêm yết, kiểm tra việc thu các loại phí dịch vụ, phát hiện kịp thời các trường hợp gian lận thương mại, trốn lậu thuế, đầu cơ trục lợi. Xử lý kịp thời và nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
Thực hiện chi trả kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách mới về hỗ trợ, trợ cấp, lương hưu, bảo hiểm xã hội cho các đối tượng, hộ nghèo đời sống khó khăn, cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, công nhân-lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cung ứng kịp thời hàng trợ cước, trợ giá, giống sản xuất, gạo cứu đói cho dân vùng bị hạn, thuốc chữa bệnh ở các bệnh viện và các trạm y tế...
Kiểm soát lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng; giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là bất động sản, chứng khoán, chuyển hướng cho vay và tăng dư nợ tín dụng sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sản phẩm xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách.
Thực hiện đồng bộ và quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm nói trên tỉnh ta sẽ góp phần cùng cả nước kiềm chế được lạm phát, duy trì sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống nhân dân theo mục tiêu đã đề ra.
* Xin cảm ơn Giám đốc.
Thất Sơn (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa có chuyến kiểm tra thực tế về tình hình hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng và dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc tại Gia Lai. Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với Báo Gia Lai về những giải pháp khắc phục khó khăn cho nông dân trong thời gian tới.