TS. Nguyễn Thái Bình-Hiệu trưởng nhà trường. |
Được biết Trường Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật Gia Lai có những xúc tiến đổi mới trong năm học này (2011-2012), ông có thể cho biết những việc đã thực hiện?
Trường TCVHNT Gia Lai vốn có bề dày truyền thống, đã đào tạo hơn 3.000 cán bộ có trình độ Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật. Học sinh sau khi tốt nghiệp, một số tiếp tục học đại học chuyên ngành, một số vào thực tế công tác và đã phát huy tốt khả năng chuyên môn của mình và trở thành những diễn viên, nghệ sĩ trong các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên hoặc là giáo viên nhạc-họa trong các trường phổ thông, cán bộ nghiệp vụ trong các cơ quan văn hóa nhà nước, cán bộ phong trào trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Nhiều học sinh đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan văn hóa-thông tin, giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh các chuyên ngành nêu trên, nhà trường còn đào tạo 156 học viên (theo xét tuyển hệ chính quy 2 năm) là cán bộ nguồn hoặc đang là Trưởng ban Văn hóa, cán bộ văn hóa đương chức của các xã, phường trong toàn tỉnh. Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh, cũng như đề nghị của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch “Về việc liên kết và giúp đỡ các tỉnh chưa có trường văn hóa-nghệ thuật trong khu vực được tiếp tục gửi con em đến học tại trường”, khóa học 2003-2006, trường đã đào tạo liên kết hỗ trợ lớp diễn viên ca múa nhạc cho Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Lâm Đồng 16 học sinh; đặc biệt khóa học 1982-1985, trường đã đào tạo miễn phí 25 học sinh ca múa nhạc tỉnh Attapeu (CHDCND Lào), giúp nước bạn thành lập Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh; cũng như đào tạo miễn phí cho các tỉnh trong khu vực.
Song song với việc đào tạo các lớp tập trung dài hạn, từ năm học 2008-2009, nhà trường liên kết với Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh mở liên thông hai ngành đại học: Thư viện thông tin và Quản lý văn hóa. Hàng năm, nhà trường còn kết hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của các huyện mở các lớp thông tin cổ động, múa cơ sở, biên kịch lễ hội,… với phương châm “Học đi đôi với hành”, đào tạo gắn liền với các nhiệm vụ chính trị-xã hội. Nhà trường luôn coi trọng chất lượng đào tạo; lấy chất lượng đào tạo làm thước đo phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của thầy và trò. Hàng năm, nhà trường đã dành thời gian, kinh phí ưu tiên cho việc thực tập, thực tế; phục vụ đời sống, văn hóa ở cơ sở; cử một số giáo viên và những học sinh xuất sắc đi biểu diễn và xây dựng phong trào văn nghệ cho các đơn vị công-nông trường, xí nghiệp, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn Gia Lai, Kon Tum. Đến đâu, thầy và trò nhà trường cũng nhận được tình cảm mến mộ của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân.
Dự kiến nâng cấp Trường TCVHNT Gia Lai lên thành Trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật và Du lịch trong tương lai như thế nào, thưa ông?
Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai. Ảnh: H.L.V |
Những khó khăn hiện tại của nhà trường mà theo ông cần phải đề xuất tháo gỡ?
Sự phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là các ngành đặc thù còn nhiều trở ngại nên nguồn học sinh tuyển hàng năm còn hạn chế. Theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT và Thông tư số 03/2010/TT-BGDĐT thì học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông nhóm 3 đạt yêu cầu được xem đã hoàn thành chương trình học văn hóa phổ thông nhóm 3. Tuy nhiên, trên thực tế khi học sinh nhóm 3 này tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp về liên hệ tìm việc thì các địa phương không chấp nhận quy định này.
Nhà trường đã và đang tiếp tục trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập nhưng so với yêu cầu của ngành đặc thù vẫn còn thiếu. Hiện các phòng học: Múa, nhạc, họa, phòng thực hành biểu diễn, ký túc xá vẫn chưa được đầu tư xây dựng.
Ngân sách cấp hàng năm cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt là trường năng khiếu, nghệ thuật theo mức chung đã gây khó khăn cho công tác đào tạo. Vì học sinh của nhà trường hiện nay chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số (khoảng 2/3 tổng số) cho nên hàng tháng phải chi một khoản lớn cho việc trả trợ cấp nghề, trợ cấp xã hội. Thêm vào đó vì là trường đặc thù nên cần phải mua sắm các trang-thiết bị phục vụ dạy và học rất tốn kém.
Nhà trường hiện đang gặp khó khăn về diện tích đất xây dựng. (Trường TCVHNT tỉnh hiện có 3,94 ha, so với Điều lệ Trường Cao đẳng là 5 ha). Chính vì vậy, nhà trường đang tiến hành các thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp thêm đất để đủ điều kiện về đất xây dựng đối với một trường cao đẳng trong tương lai.
Cảm ơn ông!
Hoàng Linh Việt (thực hiện)