Nhà thơ Bằng Việt: Việc tìm tòi, thể nghiệm cái mới rất đáng hoan nghênh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà thơ Bằng Việt từng nhận được các giải thưởng cao quý như: Giải nhất về thơ của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội (1968); giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng (1982); giải thưởng Nhà nước về văn học đợt I- năm 2011; giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (2002); giải thưởng văn học ASEAN (2003) cho tập thơ “Ném câu thơ vào gió”…
Hiện ông đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Nhân dịp nhà thơ vào công tác tại Gia Lai, Gia Lai online đã có cuộc trao đổi với ông về thơ và một số vấn đề về sự phát triển của nó trong dòng chảy thơ ca đương đại nước nhà.
 
- Là một người đã trải qua rất nhiều vị trí công tác và đảm nhiệm nhiều chức danh xã hội, ông thích mình được mọi người nhắc đến với chức danh nào nhất?
Nhà thơ Bằng Việt: Với riêng tôi, chức danh nhà thơ vẫn là chức danh thú vị và mong muốn nhất. 
- Từng nhiều năm liền làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, ông đánh giá sao về thơ hiện nay, đặc biệt là thơ trẻ?
Nhà thơ Bằng Việt: Tôi nghĩ thơ ca giống như hoa, cứ mùa Xuân là sẽ nở. Về thơ trẻ, họ tài năng, họ có những ấp ủ sáng tạo và đến lúc đủ điều kiện sẽ phát thành tác phẩm. Tôi thấy thường cứ thời điểm cuối của một thế kỷ sẽ có sự bùng nổ về thơ ca và 20-30 năm đầu thế kỷ mới sẽ có sự thay đổi về thơ ca, đối chiếu lịch sử các thế kỷ gần đây sẽ thấy vậy. Tôi rất hy vọng sẽ thế.
Hội Nhà văn vừa trao giải thưởng cho 2 nhà thơ trẻ là Đinh Thị Như Thúy (Đak Lak) và Đỗ Doãn Phương (Hà Nội), họ được coi như tài năng mới của thơ ca đương đại. Họ là những người trẻ và chúng tôi luôn luôn trân trọng tài năng, chịu trách nhiệm về việc phát hiện, giới thiệu. Người viết trẻ cứ tìm tòi sáng tạo và phát huy hết tài lực của các bạn thì tin chắc tác phẩm của các bạn sẽ được công chúng đón nhận.
- Có người cho rằng thơ trẻ dường như đang quá sa vào sự cầu kỳ hình thức mà quên mất phần nội dung, ông có ý kiến như thế nào về nhận xét này?
Nhà thơ Bằng Việt: Trong quá trình tìm cách thể hiện mới, diễn đạt mới trong thơ văn họ có lúc vội vã, khó tránh khỏi nhược điểm như thế, phương pháp sáng tác các nước đã cũ nhưng du nhập vào ta thành mới nên anh em trẻ vội vã tiếp nhận và ứng dụng. Sự nhanh nhạy của họ cũng đáng yêu nhưng vì không biết tiết chế chắt lọc nên chỉ tội cho độc giả phải đọc những tác phẩm không đổi mới thực sự. Để tránh tình trạng này những người có trách nhiệm cần tổ chức các hội thảo, trao đổi, lớp hướng dẫn, bồi dưỡng để anh em hiểu cái gì là cái mới đích thực, cái nào “cũ người mới ta” mà viết để mở rộng đối ngoại giao lưu trực tiếp với văn hóa nước ngoài, để nâng văn hóa của mình lên và tự biết văn hóa của mình đang ở mức nào. Chỉ có thế mới giúp họ không bị sa đà. Việc tìm tòi, thể nghiệm cái mới rất đáng hoan nghênh và chúng ta cần khích lệ động viên họ hơn là phủ nhận, phê phán họ. 
- Ông là một trong những tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông? Ông có quan tâm nhiều đến văn học nhà trường không ạ?
Nhà thơ Bằng Việt: Tôi rất quan tâm đến chất lượng của những tác phẩm đưa vào dạy trong trường học, vì tôi rất muốn khi học những bài ấy các em thấy yêu thấy muốn chứ không phải bị học. Chỉ khi yêu thích các em mới thấy được những tình cảm lớn lao bao chứa trong mỗi bài học như tình cảm quê hương, gia đình, bè bạn… từ đó nuôi dưỡng tâm hồn thêm trong sáng, nhân hậu. Một bài văn phải làm cho người học thấy yêu văn học, yêu đời và yêu ngôn ngữ nước nhà hơn. Việc này đòi hỏi các nhà soạn sách phải công phu, làm sao để sách dạy văn phải đúng là những trang khai tâm cho con trẻ. 
- Đây là lần thứ mấy ông tới Gia Lai, và sau chuyến đi này Gia Lai có trở thành cảm hứng sáng tác của ông không?
Nhà thơ Bằng Việt: Thực ra đây là lần thứ hai tôi đến Gia Lai, lần đầu cách đây 10 năm, tôi rất thích thú với thành phố nhỏ xinh, không khí thoáng đãng này. Gia Lai những năm gần đây phát triển, thành phố của các bạn thật dễ thương đem lại cảm giác đầm ấm, bình yên. Pleiku-Gia Lai sẽ là một điểm nhấn trong tâm tưởng của tôi để khi nào đó lóe sáng trong tác phẩm của tôi sau này.
Hoàng Thanh Hương (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Trong hai ngày (6 và 7-10), Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh tại Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Đồng chí Võ Anh Tuấn-quyền Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng ban tổ chức, cho biết:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Gia Lai tập trung khắc phục hạn hán và dịch bệnh gia súc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa có chuyến kiểm tra thực tế về tình hình hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng và dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc tại Gia Lai. Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với Báo Gia Lai về những giải pháp khắc phục khó khăn cho nông dân trong thời gian tới.