Thương một miền mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nắng chiều hắt bóng, xuyên qua rặng dừa già làm mấy chiếc lá dài thượt trông thật buồn. Mẹ ngồi chồm hổm trước ngõ sắp lại đống củi khô, vừa sắp mẹ vừa vặn vẹo cái lưng than đau quá trời.

Rồi mẹ lại đứng dậy vươn hai cánh tay, làm mấy động tác thể dục nhưng xem chừng cơn đau vẫn chẳng thuyên giảm là bao. Đàn kiến cạnh bên hối hả rủ nhau kéo thành từng đàn. Chỉ cần nhìn vậy thôi là mẹ biết ngày mai, ngày kia mưa sẽ về.

 

Mẹ quê. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG
Mẹ quê. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG



Tận dụng trời đang khô ráo mẹ giục bầy con coi sắp xếp công việc ổn thỏa trước khi mưa về. Bắt đầu là từ củi khô. Gì không biết chứ củi khô luôn được ưu tiên hàng đầu. Toàn bộ số củi được đưa hẳn vào gian nhà trong nơi chứa bồ lúa, gạo và những đồ dùng quan trọng. Hồi đó đã làm gì có bếp điện, bếp ga nên củi quan trọng vô cùng.

Vậy nên từ củi to, củi bé, những bẹ dừa, nhành nhãn, nhành ổi khô được bầy con “tha” vào nhà để ngăn nắp đặng mai kia mưa còn có cái để mà đun nấu. Tiếp theo là đến khu trú ngụ của lũ trâu, bò, heo, gà, vịt, ngỗng…

Ba tranh thủ đánh thêm mấy phên rạ chất lên mái, mẹ thì lóc cóc tìm những tấm ny lon to bản che chỗ nọ, chắn chỗ kia. Bầy con chạy ra cây rơm sau nhà rút mấy bao tải rơm. Rơm vừa làm thức ăn cho lũ trâu bò vừa làm nơi lót ổ cho bọn chúng.

Quanh quẩn một ngày chuẩn bị thì mưa bắt đầu về. Mới đầu là từng cơn bé xíu rồi lớn dần, lớn dần. Mưa xối xả trên mái nhà. Mưa trắng trời trắng đất, rung rinh trên từng tán lá cây xao động.

Quê nhà tự nhiên bao trùm một không gian buồn hiu, lặng lẽ. Mấy mẹ con ngồi trên giường nói chuyện. Thằng Út chạy vào bồ lấy một hạt thóc ra nhổ tóc sâu cho mẹ, còn con Hai thì nằm gối đầu lên mẹ mơ màng đọc thơ. Chẳng hiểu sao những lúc như thế này bầy con lại thích thú vô cùng. Một cảm giác bình yên cứ trải dài vô tận.

Những ngày mưa, mẹ lại lụi cụi vào bếp nấu những món ngon các con thích. Những món ăn vặt, mà bất kể ngày mưa nào cũng có mặt. Lúc mẹ xuống bếp trong đầu bầy con đã hiện rõ trưa nay sẽ có món khoai xéo thơm nức mũi. Khoai xéo là món nhớ, món thương của bầy con khi xa nhà, khi mùa mưa ghé thăm.

Chẳng thể nào mà quên được vị bùi bùi của khoai quện với đậu phụng, đậu đen. Đứa nào đứa nấy ăn một cách ngon lành. Cái món khoai xéo ấy cứ mỗi lần nhắc nhớ là ký ức lại rưng rức của cả gia đình. Và bao bận mùa mưa ghé thăm, nếu bầy con ở phố về đúng dịp mẹ đều nấu một nồi đãi vị quê.

Sau nhiều năm bôn ba thị thành, đi qua những mùa mưa, bầy con lại rưng rức nhớ tới mẹ. Phút hoài niệm, những cũ càng con gửi lại phía sau, thấy tim mình tan chảy trong màn mưa trắng xóa, trong những ngọt ngào yêu thương…


https://baoquangnam.vn/tap-but-tap-van/thuong-mot-mien-mua-133768.html

Theo CAO THƠM (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...