Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm với lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khuôn khổ chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1.7 (giờ địa phương), tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, tọa đàm với các nhà lãnh đạo của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn hàng đầu Nhật Bản trong các lĩnh vực tài chính, năng lượng, xây dựng, công nghiệp chế tạo máy, logistic, công nghệ cao…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh đến Hiệp định Thương mại đầu tư Việt Nam - EU vừa được ký kết ngày 30.6 và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều tham gia. Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy sớm ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2019.

Đây chính là thời cơ của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam với thị trường rộng mở không chỉ ở khu vực ASEAN mà còn cả châu Âu. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư chất lượng cao của các nhà đầu tư Nhật Bản và sẽ tổ chức các buổi đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư Nhật Bản để tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư, sản xuất kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có Toyota, Canon, TEPCON, Yusen Logistic, Sojitz, JXTG... đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam thường xuyên tổ chức và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đã đề xuất một số vấn đề trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, phát triển năng lượng điện bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối, vấn đề thuế, hải quan, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm thêm giờ của người lao động...

Các nhà đầu tư Nhật Bản bày tỏ quan tâm đến các lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô; mong muốn phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo kỹ sư thiết kế, bảo trì để cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Cùng với đó là cải thiện môi trường trong ngành sản xuất và chế tạo.

Giải đáp đề nghị này của các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh việc kết hợp giữa cơ quan quản lý, nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Thông tin thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị các doanh nghiệp FDI Nhật Bản có thể tham gia ngay từ đầu với các trường dạy nghề tại Việt Nam để cùng tham gia công tác đào tạo, qua đó, có thể tuyển dụng sau khi học viên ra trường theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị Việt Nam phát triển mạnh mẽ hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế, nhất là các càng trung chuyển và hệ thống đường bộ kết nối các cảng này với các thành phố lớn.

Khẳng định Việt Nam đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó có cả hình thức đầu tư viện trợ phát triển chính thức (ODA), hợp tác công tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Được Thủ tướng giao trả lời rõ hơn nội dung này cho nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nhu cầu đầu tư cho hạ tầng ở Việt Nam là rất lớn.

Đây cũng được coi là một mũi đột phá chiến lược trong kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn vốn từ ngân sách có hạn nên Việt Nam phải sử dụng cả ba nguồn là ngân sách, hợp tác công tư và ODA. Việt Nam mong muốn thường xuyên có các cuộc đối thoại về phát triển hạ tầng với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này.

* Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG, ông Kanetsugu Mike, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản). Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản). Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao Ngân hàng MUFG đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Vietinbank tổ chức tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị MUFG đóng góp thiết thực vào vun đắp mối quan hệ này.

Việt Nam có quyền lựa chọn các nhà đầu tư có chất lượng trên toàn cầu để đầu tư vào Việt Nam và đề nghị MUFG đưa các doanh nghiệp có chất lượng vào thị trường Việt Nam. Cho biết Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng, Thủ tướng đề nghị MUFG đóng góp vào quá trình này, nỗ lực đưa ngân hàng Vietinbank trở thành ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển vững mạnh.

Tổng Giám đốc Kanetsugu Mike trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết Việt Nam là nước mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất hiện nay. Với sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn với doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên là cơ hội rất tốt dành cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo ông Kanetsugu Mike, sau hội nghị xúc tiến đầu tư lần trước tại Nhật Bản có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Ông mong muốn MUFG được làm cầu nối phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để chuyển các đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đề xuất này và cho rằng, đây phải là các đề xuất chính đáng, trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.

Theo Quang Vũ (TTXVN/Tin tức)

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null