Tết về nói chuyện bánh chưng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện xưa như trái đất nhưng người ta vẫn thích kể cho nhau nghe mỗi dịp tết về. Tết xưa, nhà nhà gói bánh chưng là chuyện thường tình. Bố mẹ, anh chị chúng ta đến giờ vẫn có cả tá chuyện “truyền kỳ” qua mỗi lần thức đêm canh bánh chín.
 

 

Những câu chuyện kể ấy ngày càng trở nên lạ lẫm với lũ trẻ khi những nồi bánh chưng sôi sùng sục thơm lừng dịp tết càng ít dần đi. Người quê còn cố giữ thói quen, người phố thì miễn dần phong tục rườm rà bởi công việc túi bụi từ cơ quan còn theo cành đào, cành mai từ cơ quan về đến nhà. Buổi chợ tết thiếu đi bó lá dong xanh mướt, túm lạt chẻ trắng tinh, người phố trông cậy vào những nồi bánh chưng đỏ lửa suốt mấy ngày ở những địa chỉ nhận gói bánh chưng thuê. Tiền trao, bánh gói, cũng là mang chút Tết về nhà.

Bánh chưng gói bằng khuôn là đẹp nhất, hẳn vậy. Thế nên tôi khiến bạn bè tròn mắt thán phục khi bảo rằng mình gói bánh không cần khuôn. Hai phiến lá dong trải trên mặt mâm tròn thành hình chữ thập, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ rắc tiêu thơm phưng phức đổ vào giữa, xoay nắn sao cho vuông vắn. Nhưng kỳ thực tôi chỉ “sĩ diện hão” bởi chiếc bánh chưng thành phẩm trông chỉ tàm tạm chứ không vuông thành sắc cạnh như người ta vẫn chụp ảnh đưa lên báo. “Không cần khuôn, gói được vậy là khéo rồi”, tôi nhờ lời an ủi của một anh bạn mà yên tâm…gói bánh tiếp suốt mấy năm nay.

Cái thời còn chưa được sờ vào chiếc bánh nào vì gói đến đâu hỏng lá đến đấy, nhiệm vụ chính của tôi là hái lá riềng để nhuộm nếp cho xanh. Sau vườn nhà có bụi riềng to đùng nên nhiệm vụ này chẳng mấy khó khăn. Mê mẩn màu bánh chưng xanh mướt từ trong ra ngoài nên tôi luôn hái một bó lá thật to, rồi cẩn thận rửa sạch, giã nhuyễn lọc lấy thứ nước cốt  màu xanh đậm đặc. Trộn đều nước này với nếp, những hạt nếp trắng tinh được “mặc” thêm lớp áo xanh tươi rói. Khi gói, xoay mặt ngoài của lá dong vào trong, màu của lá sẽ “nhuộm” xanh cho nếp thêm lần nữa.

 

 

Bánh chưng dành cho Tết, thế nhưng ngon nhất là ăn bánh chưng trước hoặc sau Tết cơ. Có lẽ vì trong ba ngày tết ê hề cỗ bàn, món gì cũng dễ ngán. Khi xưa tủ lạnh còn chưa phổ biến, bánh chưng xâu lại thành từng chùm, treo lên gác bếp. Hơi nóng của bếp lửa phía dưới khiến bánh lâu bị mốc. Khi nào ăn lại cắt lạt buộc từng chiếc để hạ xuống. Lũ trẻ con thường đòi ăn bánh chưng khi hết tết, nên bánh chưng của mẹ luôn được luộc hai lần để giữ bánh được lâu hơn. Bánh gói xong xếp vào nồi, luộc lửa to chừng 4-5 tiếng rồi tắt bếp để qua đêm, sáng hôm sau nổi lửa đun tiếp từ sáng đến chiều. Ba mẹ bảo cách này sẽ khiến bánh không bị “lại gạo”, để qua Tết vẫn dẻo thơm như mới.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.