Tăng cường thông tin liên lạc, giám sát tàu cá trên biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) trên biển thường gặp nhiều rủi ro tai nạn, nhất là trong mùa mưa bão. Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân, ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác thông tin liên lạc (TTLL) và giám sát tàu cá trên biển, hướng dẫn ngư dân các biện pháp ứng phó với thiên tai, rủi ro trên biển.

Nhiều rủi ro trên biển

Theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển thủy sản theo tinh thần Quyết định 48/2010 và Nghị định 67/2014 của Chính phủ, tỉnh ta đã từng bước hiện thực hóa đội tàu, nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt. Đáng chú ý, từ năm 2011 đến nay, thực hiện QĐ 48/CP, tỉnh ta đã hỗ trợ kinh phí cho ngư dân các địa phương ven biển trong tỉnh lắp đặt 2.470 máy tầm xa HF trên tàu cá. Từ năm 2013 đến nay, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ ngư dân 305 bộ thiết bị kết nối vệ tinh Movimar để lắp đặt trên tàu cá.

Cán bộ Chi cục Thủy sản theo dõi hướng di chuyển của tàu cá ngư dân đang khai thác thủy sản ở vùng biển xa thông qua Trạm bờ Quy Nhơn.

Cán bộ Chi cục Thủy sản theo dõi hướng di chuyển của tàu cá ngư dân đang khai thác thủy sản ở vùng biển xa thông qua Trạm bờ Quy Nhơn.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân tỉnh ta cũng chú trọng đầu tư cải hoán, đóng mới, nâng công suất tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và lắp đặt các thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động KTTS. Hiện hầu hết các tàu cá KTTS xa bờ đều được trang bị máy bộ đàm liên lạc tầm xa ICOM cùng một số trang thiết bị hiện đại phục vụ TTLL trên biển với đất liền. Nhờ vậy, việc liên lạc giữa ngư dân với ngư dân trên biển, ngư dân với gia đình và ngư dân với các trạm bờ trên đất liền rất thuận lợi.

Tuy nhiên, thời tiết trên biển ngày càng diễn biến phức tạp, mỗi năm có rất nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện, đôi khi không theo quy luật, rất khó dự báo, trong khi đó ngư dân tỉnh ta vẫn còn sử dụng nhiều tàu cá vỏ gỗ cùng máy móc thiết bị cũ kỹ, thường hư hỏng; ngư dân còn chủ quan, bất cẩn trong sinh hoạt trên tàu và trong quá trình KTTS nên đã xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc. Sự cố xảy ra với tàu cá BĐ 97003- TS, do ông Đỗ Văn Đông, ở xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng là một ví dụ. Khoảng 10g05 phút ngày 28.8.2016, khi tàu cá này đang KTTS tại vùng biển Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 180 hải lý về hướng Đông thì thuyền viên Phạm Minh Hải (ở Hoài Mỹ) rơi xuống biển mất tích.

Gần đây nhất, lúc 19g30 phút ngày 1.9, tàu cá BĐ 96259-TS, công suất 400 CV, trên tàu có 6 ngư dân, do ông Văn Công Truyền (ở xã Hoài Hải - Hoài Nhơn) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, đang hoạt động đánh bắt cá tại vùng biển cách cảng Quy Nhơn khoảng 30 hải lý về hướng Tây Bắc thì bị phá nước và chìm. Nhận được tin cứu nạn khẩn cấp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Định đã chỉ đạo Hải đội 2 biên phòng đưa tàu BP 32.04.03 ra cứu 6 ngư dân trên tàu cá BĐ 96259-TS, đến 0 giờ ngày 2.9, tàu BP 32.04.03 tiếp cận và cứu thành công 6 ngư dân đưa vào bờ.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, từ đầu năm đến nay, có 42 tàu cá với 284 ngư dân trong tỉnh bị tai nạn trên biển. Công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển gặp nhiều khó khăn, do thời điểm tàu cá bị nạn thời tiết trên biển rất xấu. Khi gặp sự cố trên biển, ngư dân còn lúng túng trong cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan để được hỗ trợ, và ngư dân cũng chưa hiểu rõ quy định trong cứu hộ, cứu nạn, càng làm cho công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển thêm khó khăn. Cũng có trường hợp, hệ thống TTLL trên tàu bị hư hỏng không hoạt động được, hoặc ngư dân tìm cách thoát khỏi tàu cá khi tàu không còn an toàn, không thể liên lạc được với đất liền.

Tăng cường TTLL, giám sát tàu cá trên biển

Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Ngành Nông nghiệp tỉnh đang tập trung nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo tinh thần QĐ 48/CP và NĐ 67/CP, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá và đầu tư mua sắm trang thiết bị trên tàu phục vụ hoạt động KTTS trên biển. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động đăng ký đăng kiểm tàu cá của ngư dân; tăng cường cán bộ túc trực tại 2 trạm bờ ở TP Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn để giám sát tàu cá và TTLL với ngư dân. Hiện mỗi chuyến biển, tàu cá KTTS ở vùng biển xa nhắn ít nhất 7 tin nhắn về vị trí hoạt động của tàu cá cho các trạm bờ biết. Thông qua các trạm bờ, ngư dân cũng biết được tình hình thời tiết, tin tức, sự kiện nổi bật xảy ra trên đất liền... Việc TTLL qua lại giữa ngư dân và đất liền còn giúp ích trong công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn tàu cá.

Trường hợp xảy ra sự cố trên biển, liên lạc số điện thoại 0563.891.112. Hệ thống TTLL tàu cá: Tần số 7903 KHz hô hiệu: Bình Định cứu nạn, để được hỗ trợ.

Cũng theo ông Trần Văn Phúc, nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân, thời gian tới ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với các ngành chức năng phổ biến quy định về cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân để kịp thời xử lý khi gặp rủi ro trên biển. Củng cố tổ chức, hoạt động của lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thủy sản, phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Quy Nhơn tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức KTTS theo tổ đội đoàn kết. Phối hợp với Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường tuần tra kiểm soát, nhắc nhở, không cho tàu cá ngư dân ra khơi khi chưa đảm bảo an toàn đường thủy.

Ngoài ra, ngư dân cũng cần phải chú trọng đến việc tu sửa, nâng cấp hệ thống TTLL trên tàu; chủ động thành lập các tổ đội đoàn kết KTTS trên biển, thường xuyên mở máy và giữ liên lạc với ngành chức năng, các trạm bờ và các thành viên trong tổ đội, nhằm nâng cao hiệu quả KTTS và hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với thiên tai, mưa bão, không chủ quan khi ra khơi khai thác, nhất là trong mùa mưa bão.

PHẠM TIẾN SỸ 

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null