Tăng cường bảo vệ cây trồng vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, một số diện tích lúa Đông Xuân (ĐX) 2013-2014 ở tỉnh ta đang bị các đối tượng sâu bệnh, chuột phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất, Sở NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng sản xuất và bàn giải pháp bảo vệ cây trồng vụ ĐX.

Kiểm tra thực tế sâu bệnh trên lúa tại huyện Phù Mỹ.
Kiểm tra thực tế sâu bệnh trên lúa tại huyện Phù Mỹ.

Theo Sở NN-PTNT, đến nay nông dân trong tỉnh đã gieo sạ trên 47.465 ha lúa ĐX, đạt 101% kế hoạch; nhưng diện tích cánh đồng mẫu lớn (CĐML) giảm so với kế hoạch đề ra (toàn tỉnh thực hiện 122/140 CĐML sản xuất lúa, diện tích trên 4.899 ha, giảm 18 cánh đồng, diện tích giảm trên 1.000 ha). Diện tích cây trồng cạn cũng chưa đảm bảo kế hoạch: các địa phương đã sản xuất 1.899 ha bắp, chỉ đạt 79,1% kế hoạch; trên 6.714 ha đậu phụng, đạt 83,9%; 5.114 ha rau các loại, đạt 93%; trên 805 ha đậu các loại, đạt 94%...

Thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát sinh nhiều

Điều đáng lo ngại là từ trung tuần tháng 1 đến nay, tỉnh ta bị ảnh hưởng nhiều đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường đã tác động xấu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ ĐX. Trong điều kiện thời tiết có nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn đã tạo điều kiện cho chuột và sâu bệnh phát sinh gây hại.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), hiện bệnh vàng lá đã xuất hiện và gây hại 86 ha lúa tại Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão. Bệnh đạo ôn cũng đã phát sinh trên nhiều cánh đồng tại Hoài Nhơn, An Nhơn, Tây Sơn. Bệnh thối thân, thối gốc, bị trĩ, tuyến trùng rễ, ốc bươu vàng cũng đã gây hại lúa ở nhiều địa phương. Trên cây trồng cạn, xuất hiện sâu ăn lá và bệnh chết ẻo gây hại đậu phụng, bắp, đậu nành. Tuy chuột gây hại cây trồng ít hơn vụ này năm trước, song cũng đã có trên 30 ha lúa tại Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát bị chuột phá hại.

Theo dự báo của Chi cục BVTV, thời điểm cận Tết, trong và sau Tết Nguyên đán, bệnh vàng lá, khô đầu lá sinh lý tiếp tục phát sinh và gây hại trên diện rộng các trà lúa từ cuối đẻ nhánh đến làm đòng, cao điểm từ ngày 20.1-10.2 trên chân đất cát pha, chăm sóc kém, ruộng phèn, bón phân thừa đạm… Bệnh đạo ôn cũng sẽ phát sinh mạnh từ nay đến giữa tháng 2, nhất là trên chân đất 3 vụ lúa và 2 vụ lúa/năm sản xuất đại trà. Thời điểm đầu tháng 2, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh nhiều hơn. Đáng lo ngại là trên chân đất sản xuất 3 vụ lúa/năm (lúa đại trà), từ ngày 5.2 sẽ có đợt rầy nâu và rầy lưng trắng nở, từ ngày 10 đến 20.2 rầy sẽ nở rộ với mật độ cao,  cục bộ ở nhiều địa phương. Ngoài ra, sâu độc thân, sâu cuốn lá nhỏ, chuột cũng sẽ phát sinh gây hại cây trồng trên diện rộng, việc bảo vệ cây trồng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ cây trồng

Trước tình hình trên, mới đây, tại huyện Phù Mỹ, Sở NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng sản xuất và bàn giải pháp bảo vệ cây trồng vụ ĐX 2013-2014. Tại Hội nghị, ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, xác định: Vụ sản xuất ĐX là mùa vụ quan trọng nhất trong năm, bởi vậy ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng cạn đảm bảo kế hoạch đề ra, đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ cây trồng. Cụ thể: Trong tháng 1 (trước Tết Nguyên đán) ngành Nông nghiệp phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng; tình hình thời tiết, sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu đục thân 2 chấm, sâu năn…, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng gây hại.

Ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện các CĐML và hướng dẫn nông dân  phòng chống rét cho cây trồng. Thời gian sau Tết, Chi cục BVTV tiếp tục tập trung dự báo tình hình sâu bệnh, phối hợp với ngành chức năng các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ, chú ý đến các đối tượng sâu bệnh, như: rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh. Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư kiểm tra, theo dõi các mô hình khuyến nông, các CĐML tại các địa phương. Từ tháng 3 đến hết vụ ĐX, các đơn vị trực thuộc Sở tập trung cho công tác BVTV và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các mô hình, các CĐML.

Đề cập đến biện pháp bảo vệ cây trồng vụ ĐX, ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, cho biết: Những ngày qua, chúng tôi liên tục thông báo về tình hình dịch bệnh, thời điểm sâu bệnh phát sinh... và hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng trừ đến từng địa phương trong tỉnh. Chi cục cũng đã tham mưu Sở NN-PTNT tỉnh về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hại cây trồng để chỉ đạo kịp thời trong việc khống chế sâu bệnh. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Chi cục đã trực tiếp đến tại đồng ruộng, phối hợp với nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ. Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ cây trồng.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, lãnh đạo Phòng NN-PTNT và Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố đều thống nhất thực hiện phương án chỉ đạo sản xuất, bảo vệ cây trồng của ngành Nông nghiệp tỉnh. Qua ý kiến của ngành chức năng các địa phương, cho thấy nhiều địa phương đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn, phối hợp với địa phương và nông dân thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng. Các HTXNN cũng đã chuẩn bị nhiều loại thuốc BVTV để cung ứng cho nông dân…

PHẠM TIẾN SỸ

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null