Siu H’Thư: Nữ công nhân ưu tú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Không chỉ phấn đấu trở thành công nhân ưu tú của đơn vị, chị Siu H’Thư-công nhân Đội 12 (Công ty TNHH một thành viên 72, Binh đoàn 15) còn giúp đỡ những công nhân khác cùng tiến bộ.

Chúng tôi đến thăm nhà khi chị Siu H’Thư chuẩn bị đi thu gom mủ cao su. Chị tâm sự: “Được tặng danh hiệu công nhân cao su ưu tú, tôi vui lắm! Đây là sự động viên, khích lệ đối với những nỗ lực của tôi trong 8 năm qua. Tôi cũng như bao nhiêu người dân tộc thiểu số khác khi lớn lên được Công ty 72 nhận vào làm công nhân. Công việc này đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo”.

Chị Siu H’Thư trò chuyện với lãnh đạo đơn vị. Ảnh: V.H

Chị Siu H’Thư trò chuyện với lãnh đạo đơn vị. Ảnh: V.H

Năm 2015, chị Siu H’Thư được nhận vào làm công nhân cạo mủ tại Đội 12 của Công ty 72. Cũng như bao công nhân khác, lúc đầu, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc. Nhưng được sự giúp đỡ của cán bộ, chỉ huy đơn vị, chị dần nắm bắt được kỹ thuật cạo mủ cao su. Để nhanh chóng tiến bộ, chị còn tranh thủ thời gian đến những vườn cây không còn khai thác, chuẩn bị tái canh để tập cạo mủ. Nhờ đó, tay nghề của chị ngày càng tiến bộ. Hiện nay, chị nhận khoán 3 ha cao su để cạo mủ. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, nhiều năm liền, chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, thợ khai thác mủ giỏi, công nhân ưu tú. “Thu nhập hàng tháng của tôi đạt trên 7 triệu đồng. Cây cao su cũng như con người, muốn khỏe mạnh thì phải được chăm sóc đầy đủ, bảo vệ tốt. Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc, bón phân đúng thời vụ, cạo mủ đúng quy trình kỹ thuật. Tôi luôn suy nghĩ làm sao cạo được nhiều mủ nhất nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây”-chị Siu H’Thư tâm sự.

Từ trăn trở đó, chị quyết tâm học hỏi nâng cao tay nghề, ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào khai thác mủ. Vào mùa thu hoạch, chị không ngại ra lô từ 1-2 giờ sáng để cạo mủ. Nhờ đó, sản lượng mủ và thu nhập của chị luôn dẫn đầu trong tổ. Khi đồng nghiệp ốm đau, có việc bận đột xuất, chị sẵn sàng nhận cạo giúp, không để lô cao su bị bỏ trống, thất thu cho đơn vị. Chị cho biết: “Ngày nào tôi cũng tự khuyên mình phải cố gắng, mong có thu nhập ổn định để lo cho các con. Làm riết rồi quen, tuy công việc vất vả, dậy sớm thức khuya, vườn cây rất nhiều đồi dốc nhưng tôi rất yêu công việc này”.

Nhận xét về chị Siu H’Thư, Thượng tá Nguyễn Trọng Bảo-Giám đốc Công ty 72-cho biết: “Chị Siu H’Thư là một trong những công nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu của đơn vị. Bản thân chị không chỉ nỗ lực hoàn thành và vượt mức sản lượng, tích cực rèn luyện tay nghề mà còn nhiệt tình tham gia các phong trào do Công đoàn phát động. Mới đây, chị được đơn vị cử đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và tham gia Đại hội đại biểu Công đoàn Quân đội. Với những thành tích đạt được, chị đã nhiều lần được nhận bằng khen, giấy khen của Công ty cũng như của Binh đoàn”.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (tổ 6, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục thành công thương hiệu chuối ép sấy dẻo Bà Bài của gia đình.