Sâu bệnh phát sinh gây hại lúa vụ Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, lúa vụ Thu đang bị rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn... phát sinh gây hại cục bộ ở một số địa phương trong tỉnh.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra sâu bệnh hại lúa tại xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước). Ảnh: ĐINH VĂN TOẠI

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra sâu bệnh hại lúa tại xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước). Ảnh: ĐINH VĂN TOẠI

Theo số liệu từ các địa phương, bệnh khô vằn đang phát sinh gây hại trên 165 ha lúa Thu giai đoạn đòng trổ đến chắc xanh ở Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước, An Nhơn với tỉ lệ bệnh từ 10 - 40%. Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại lúa Thu giai đoạn từ đòng trổ đến ngậm sữa ở An Nhơn và Hoài Ân với mật độ từ 750 - 3.000 con/m2. Sâu đục thân bướm 2 chấm gây bông bạc cục bộ trên 7 ha lúa Thu ở An Nhơn và Hoài Ân. Sâu cuốn lá nhỏ đang nở rộ, gây hại cục bộ trên lúa Thu giai đoạn đòng trổ ở Hoài Nhơn, mật độ từ 10-20 con/m2. Chuột gây hại trên 20 ha lúa Thu ở Hoài Ân với tỉ lệ gây hại từ 2,5-5%...

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đối với sâu đục thân gây hại lúa Thu giai đoạn đẻ nhánh, có thể rải một trong các loại thuốc dạng hạt như Regent 0,3G, Diazan 10H… liều lượng từ 1 - 1,5 kg thuốc/sào (500 m2), kết hợp giữ mực nước trong ruộng từ 5 - 7 cm; lúa Thu giai đoạn đòng trổ, phun một trong các loại thuốc đặc hiệu như Virtako 400WG, liều lượng 3g thuốc pha với 16 lít nước phun 1 sào; Regent 800WG  hoặc Tango 800WG, liều lượng 2 - 3g thuốc pha 24 lít nước/sào. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát khi sâu non nở rộ (hoặc khi lúa trổ lác đác); nếu mật độ cao, phun lại lần 2 cách lần 1 từ  4 - 5 ngày. Đối với sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa Thu, phun một trong các loại thuốc đặc hiệu như Virtako 400WG, liều lượng 3g thuốc pha với 16 lít nước/sào; Dupont Prevathon 5SC, liều lượng 15 ml thuốc pha 16 lít nước/sào.

Bệnh khô vằn, sử dụng Validacin 3L, liều lượng 75 - 100 ml thuốc pha với 24 lít nước, hoặc Anvil 5SC, 50 ml thuốc pha với 24 lít nước/sào. Bệnh thối thân, thối gốc lúa, dùng 30g thuốc Staner 20WP hỗn hợp với một trong các loại thuốc như Anvil 5SC (75 - 100 ml), Nevo 330EC (30 ml), Amistar Top 325SC (30 ml) pha với 32 lít nước/sào. Phun thuốc 2 lần, lần 1 khi lúa làm đòng; phun lại lần 2 sau khi lúa trổ đều để duy trì hiệu lực của thuốc. Chú ý, rút cạn nước trước khi phun thuốc; sau khi phun thuốc 1 ngày có thể cho nước vào ruộng trở lại.

Bệnh lem lép hạt, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Nevo 330SC, liều lượng 20 ml thuốc pha với 24 lít nước/sào; Tilt Super 300EC, 20 ml thuốc pha với 24 lít nước/sào (nên phun kép 2 lần, lần 1 lúa trổ lác đác; lần 2 lúa trổ đều và phun vào chiều mát).

ĐINH VĂN TOẠI

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null