Sáng tạo tiếp nối truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ góp phần bảo tồn được nghề làm giấy dó truyền thống của gia đình và của làng nghề Dương Ổ xưa, cô gái trẻ thế hệ 9X Ngô Thu Huyền còn tìm tòi, vận dụng những kỹ thuật làm giấy mới, tạo nên những loại giấy mang tính ứng dụng cao, đưa giấy dó nhập cuộc với đời sống hiện đại, phù hợp nhu cầu sử dụng đa dạng.

Ngô Thu Huyền nghiên cứu, ứng dụng giấy dó trên các sản phẩm hiện đại.
Ngô Thu Huyền nghiên cứu, ứng dụng giấy dó trên các sản phẩm hiện đại.
Nghề giấy dó ở Dương Ổ, phường Phong Khê, TP Bắc Ninh có gốc tích từ mấy trăm năm trước, nhưng từ bao giờ thì khó có thể biết được một cách chính xác. Ngay như ông Ngô Ðức Ðiều, một trong những người làm giấy dó nổi tiếng của làng và dòng họ Ngô Ðức cũng không biết rõ nghề của làng có vào năm nào và ông tổ nghề là ai. Có bề dày thời gian như vậy, nhưng do những thay đổi của thời cuộc và sự phát triển của công nghệ làm giấy công nghiệp, nhu cầu sử dụng giấy dó không nhiều, cho nên nghề làm giấy thủ công đứng trước nguy cơ mai một. Gia đình ông Ðiều có nhiều đời làm giấy dó như thế, nhưng đến bây giờ, con cái cũng lựa chọn công việc khác hoặc chuyển sang làm giấy công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ cô cháu gái Ngô Thu Huyền, lại mong muốn lưu giữ, tiếp nối nghề truyền thống của ông nội và đang từng bước gây dựng nên thương hiệu dòng giấy dó Ngô Ðức được nhiều người biết đến.
Ở với ông bà từ nhỏ, nên Huyền được tiếp xúc với nghề làm giấy rất sớm. Loanh quanh phụ giúp ông bà làm những công việc lặt vặt, cho nên Huyền say mê và yêu thích vỏ cây dó cùng những quy trình làm ra các tờ giấy mỏng manh. Khi cô bày tỏ muốn được làm nghề giấy, ông bà nội và gia đình đều không ủng hộ vì nghề vất vả, nhưng Huyền lại rất quyết tâm. Bản thân cô thấy tiếc nuối những giá trị nghề đã được trao truyền qua bao thế hệ. Nếu không có những người yêu mến giấy dó như cô và không có ai trong làng muốn làm nghề làm giấy dó nữa, khi đó nghề sẽ mai một và mất hẳn.
Thời xưa, các cụ trong làng đều làm giấy dó đơn thuần thủ công, bây giờ đã có sự hỗ trợ của máy móc trong một số công đoạn, khiến công việc cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trước kia, người thợ làm giấy phải giã dó bằng cối, còn hiện đã có máy nghiền làm thay. Công đoạn đãi dó cũng có máy rửa chứ không phải làm bằng tay như trước. Tùy theo từng loại giấy dó mà một số công đoạn có khác biệt đôi chút, nhưng nhìn chung vẫn phải trải qua những khâu cơ bản. Thời gian để làm từ vỏ cây dó ra tờ giấy dó từ một tháng đến tháng rưỡi tùy điều kiện thời tiết. Tính trung bình, cứ 5 kg vỏ dó đẹp thì làm được 1 kg giấy, tùy vào kích cỡ và định lượng sẽ ra số lượng giấy khác nhau.
Trước đây giấy dó là chất liệu dùng để làm các dòng tranh dân gian, tranh Phật giáo, chép gia phả, viết thư pháp, in tài liệu… với những kích cỡ khoảng: 40 cm x 60 cm, 60 cm x 80 cm, mầu nâu cơ bản, ngày nay, giấy dó Ngô Ðức đã phát triển lên đến hàng chục loại với kích cỡ khác nhau phù hợp nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng như giấy có họa tiết, hoa lá dùng để in danh thiếp, thiệp mừng, phong bì, làm sổ, khuyên tai, đèn lồng, gấp giấy nghệ thuật origami… Thành quả đầu tiên của Huyền với tư cách là một người thợ làm giấy thủ công là sản xuất dòng giấy dó phục vụ viết thư pháp hiện đại Calligraphy và vẽ mầu nước. Ý tưởng về dòng giấy này hình thành từ ba năm trước, khi Huyền bị cuốn hút bởi những chiếc thiệp mời, những thực đơn được thiết kế, viết tay tỉ mỉ theo một chủ đề thống nhất và hài hòa trong các lễ cưới trên ứng dụng instagram. Lúc đó, Huyền nghĩ, nếu những nét viết và các gam mầu ấy có thể kết hợp trên giấy dó thì thật tuyệt vời. Huyền chia sẻ với ông mình ý tưởng và hai ông cháu bắt tay cùng làm thử mẻ giấy Calligraphy đầu tiên trên chất liệu của dó. Huyền là người cầm khuôn tráng giấy, còn ông nội thì ngồi quan sát, chỉ dẫn. Một trong những khó khăn khi làm dòng giấy Calligraphy và mầu nước là việc kiểm soát độ loang và hút mầu hay mực. Không phải tất cả các loại mực, mầu, bút và kỹ thuật viết, vẽ đều hợp với dòng giấy thủ công này. Vì vậy, Huyền đã nghiên cứu một tỷ lệ pha trộn nguyên liệu vỏ cây và kỹ thuật làm giấy thích hợp để có thể hạn chế phần nào những nhược điểm khi dùng cho Calligraphy và mầu nước. Nghe Huyền kể lại những phản hồi tích cực từ khách hàng, ông nội của cô rất vui và tự hào...
Theo Ngô Thu Huyền, loại giấy dó tốt nhất không phải là loại giấy có chất lượng cao nhất, mà là loại giấy phù hợp với mục đích sử dụng nhất. Dù lý thuyết làm giấy dó đã được ông nội truyền đạt đầy đủ, nhưng làm đến đâu là đụng đến đó. Mỗi đơn hàng lại phát sinh cái khó khác nhau, phải điều chỉnh từng bước. Khó nhất là làm dòng giấy dùng phục chế tài liệu, sách báo bị mối mọt, bục rách trong các thư viện, Cục Lưu trữ quốc gia. Với định lượng rất mỏng, giấy dùng bồi lên tài liệu cũ, nhưng vẫn phải đọc được chữ, có nhiều lúc Huyền phải làm đi làm lại mấy tháng, do kỹ thuật tráng chưa đều tay, chỗ dày, chỗ mỏng. Có lần, nhận được yêu cầu từ phía khách hàng sản xuất loại giấy dó sử dụng in trên máy in la-de với bề mặt đanh mịn, hạn chế việc bung tơ sợi khi chạy qua lô mực in, Huyền đã phải loay hoay nghiên cứu mãi mới có kết quả, song chính từ những khó khăn như vậy đã giúp Huyền tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và sở hữu các kỹ thuật làm giấy khác nhau.
Với đặc tính xốp nhẹ, bền dai và có độ đàn hồi cao, giấy dó dù bị ướt nước vẫn có thể trở về hình dạng ban đầu khi khô lại. Dường như vì lẽ ấy mà giấy dó mộc mạc, bình dị nhưng vẫn thật đặc biệt. Tận dụng ưu điểm của giấy dó cho những ứng dụng khác nhau, điều này giúp giấy dó Ngô Ðức đến gần người trực tiếp dùng giấy với yêu cầu đa dạng hơn, để từ đó có thể cải thiện sản phẩm cho phù hợp nhu cầu sử dụng. Việc đưa giấy dó tiếp cận giới trẻ đã góp phần tiếp tục lưu giữ và phát triển nghề thủ công truyền thống. Với sự sáng tạo riêng, mỗi người sử dụng như thổi hồn vào tờ giấy dó để khi bước ra khỏi xưởng, mỗi tờ giấy lại kể câu chuyện của riêng mình.
NGỌC LIÊN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.