Robot rồng bay lượn trên cao chữa cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một loại robot mới kiểu dáng "bá đạo", có khả năng tham gia cùng các đội cứu hỏa trên toàn cầu.

Được thiết kế giống như “con rồng bay", robot này được tạo ra để giải quyết các đám cháy được coi là quá nguy hiểm mà lính cứu hỏa là con người không thể đối đầu. Thiết kế robot vòi chữa cháy trên không mang tên Dragon Firefighter vừa được công bố chính thức trên tạp chí Frontiers in Robotics and AI.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Satoshi Tadokoro tại Đại học Tohoku đã khởi xướng việc phát triển dự án robot này. Theo các nhà nghiên cứu, trong suốt các giai đoạn phát triển sơ bộ, nhóm đã cộng tác với các chuyên gia cứu hỏa Nhật Bản để hiểu rõ hơn.



Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã tạo ra bản thiết kế robot “Dragon Firefighter” tiên tiến, đây là một vòi cứu hỏa bay được điều khiển từ xa nhằm mục đích chữa cháy an toàn và hiệu quả hơn. Ảnh: Đại học Tohoku

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã tạo ra bản thiết kế robot “Dragon Firefighter” tiên tiến, đây là một vòi cứu hỏa bay được điều khiển từ xa nhằm mục đích chữa cháy an toàn và hiệu quả hơn. Ảnh: Đại học Tohoku

Tiến sĩ Yuichi Ambe, đồng tác giả dự án tại trường Đại học Tohoku cho biết: “Nguyên mẫu robot vòi cứu hỏa rồng bay điều khiển từ xa dài 4 mét, nó được thiết kế để dập tắt đám cháy trong các tòa nhà một cách an toàn và hiệu quả, bằng cách tiếp cận trực tiếp các nguồn lửa”.

Dragon Firefighter nén áp suất tạo ra tám tia nước có thể điều chỉnh ở vùng trung tâm và đầu của thiết kế. Cấu hình của vòi phun rất linh hoạt, cho phép nó thích ứng và căn chỉnh theo hướng của ngọn lửa, được dẫn hướng bởi bộ điều khiển nằm trên xe đẩy có bánh đặt ở phía sau. Xe đẩy này được liên kết với một xe cứu hỏa có trang bị một thùng chứa nước lớn 14.000 lít thông qua một ống cấp nước chuyên dụng.

Hoạt động với tốc độ 6,6 lít mỗi giây, các vòi phun ra nước với áp suất lên tới 1 megapascal (MPa). Ở đầu vòi được tích hợp giữa camera truyền thống và camera chụp ảnh nhiệt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận dạng và định vị đám cháy. Theo nhóm nghiên cứu, sự tích hợp công nghệ này giúp nâng cao khả năng chữa cháy của Dragon Firefighter.

Hiện tại, những cải tiến thiết kế tiếp theo đang được tiến hành, bao gồm tăng cường khả năng xử lý nhiều lực ròng hơn trên bộ phận vòi phun, cũng như cải tiến cơ chế dẫn dòng nước. Tiến sĩ Ambe cho biết: “Chúng tôi ước tính sẽ mất khoảng 10 năm nữa để triển khai robot này trong các tình huống chữa cháy ngoài đời thực. Thách thức chính sẽ là kéo dài thiết kế vòi lên tới hơn 10 mét”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.