Ra mắt làng bè đa sắc màu ngã ba sông Châu Đốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thời gian đưa vào khai thác thử nghiệm, tỉnh An Giang đã chính thức ra mắt sản phẩm du lịch Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc.

Ngày 18.1, Trung tâm Xúc tiến - Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang phối hợp cùng các công ty du lịch tại TP.HCM tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang.

Làng bè Châu Đốc được sơn phủ rực rỡ sắc màu tạo điểm nhấn độc đáo cho du khách đến tham quan. Ảnh: CTV

Làng bè Châu Đốc được sơn phủ rực rỡ sắc màu tạo điểm nhấn độc đáo cho du khách đến tham quan. Ảnh: CTV

Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cho biết, dự án "Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc" được đơn vị phối hợp đưa vào vận hành thử nghiệm vào cuối tháng 12.2023. Điểm đặc biệt của làng bè Châu Đốc là những căn nhà nổi do các bè cá tạo thành "làng" dọc sông, kéo dài khoảng 4 km.

Đến tham quan làng bè du khách được trải nghiệm cuộc sống làng bè của người dân, cách người dân nuôi trồng thủy sản trong lồng bè, trải nghiệm môi trường sông nước. Nhận thấy tiềm năng du lịch của làng bè, địa phương đã cho sơn phủ 6 màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím trên toàn bộ 161 bè nuôi cá của người dân, tạo nên cảnh trí vô cùng độc đáo.

Khách quốc tế đến tham quan làng bè Châu Đốc. Ảnh: TRẦN NGỌC

Khách quốc tế đến tham quan làng bè Châu Đốc. Ảnh: TRẦN NGỌC

"Quan sát từ trên cao nhìn xuống sẽ là những mảng màu đan xen kết nối, tạo nên quang cảnh rực rỡ sắc màu, là điểm nhấn độc đáo khu vực ngã ba sông Châu Đốc. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách thưởng lãm và chụp ảnh check-in lưu niệm", ông Hiếu nói.

Cảnh trí rất nên thơ của làng bè Châu Đốc. Ảnh: TRẦN NGỌC

Cảnh trí rất nên thơ của làng bè Châu Đốc. Ảnh: TRẦN NGỌC

Để đến làng bè sắc màu này, du khách có thể đi bằng tàu du lịch từ Châu Đốc hoặc đi xe đến xã Đa Phước sau đó xuống tàu để tham quan làng bè và trải nghiệm cuộc sống làng bè của người dân, cách người dân nuôi trồng thủy sản trong lồng bè, trải nghiệm môi trường sông nước. Sau đó du khách có thể ghé thăm làng của đồng bào Chăm để tham quan thánh đường Hồi giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm và trải nghiệm cuộc sống bình dị, mộc mạc của người dân nơi đây.

Có thể bạn quan tâm