Quầy thịt “giải cứu heo” của một thầy giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chứng kiến cảnh đàn heo đã tới thời điểm xuất chuồng nhưng không thể bán được, vợ chồng thầy giáo Võ Trường Giang ở khối 1, thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, đã bàn nhau mua heo xẻ thịt bán cho người tiêu dùng với giá rẻ hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với các lò mổ cũng như các quầy thịt trên địa bàn với mục đích chính là “giải cứu” đàn heo cho nông dân.

Quầy thịt heo “bình ổn giá” của thầy giáo Võ Trường Giang.

Quầy thịt heo “bình ổn giá” của thầy giáo Võ Trường Giang.

Anh Giang cho biết: “Trước tình hình giá heo giảm mạnh, nhiều người nuôi heo có nguy cơ phá sản, tôi nảy sinh ý tưởng mua heo hơi với giá cao hơn từ 3.000 đồng đến 4.000đồng/kg, giúp người chăn nuôi bớt thua lỗ gần 300 ngàn đồng/con heo, rồi xẻ thịt heo bán thông qua mạng facebook, tận dụng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp kêu gọi mọi người cùng “giải cứu” đàn heo cho người chăn nuôi”. 

Ông Đỗ Phú Thừa, chủ trang trại heo ở xã Hoài Đức, chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi heo quy mô lớn, sau thời gian bán đổ bán tháo hiện trong chuồng còn trên dưới 200 con, trong đó lứa chuẩn bị xuất chuồng hơn 50 con. Cũng may nhờ vợ chồng thầy Giang hỗ trợ mua heo với giá 28.000đồng/kg, nên cũng giảm bớt phần nào thua lỗ”.

Chưa từng bán thịt heo nên việc xẻ và ra thịt vợ chồng anh Giang đều phải thuê người làm với chi phí 250 ngàn đồng/con. Tuy nhiên, với mục đích chính là tiêu thụ giúp người chăn nuôi nên dù khó khăn hai vợ chồng cũng nhất quyết làm bằng được. Anh Hồ Ngọc Lạc, ở khối 3, thị trấn Bồng Sơn, cho hay: “Việc anh Giang hỗ trợ người chăn nuôi tôi thấy rất hay, nên thường xuyên ghé mua, vừa được ăn thịt heo giá rẻ vừa góp phần “giải cứu” đàn heo cho người chăn nuôi. Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều người đến ủng hộ hàng thịt này”.

Huyện Hoài Nhơn đứng thứ 2 về chăn nuôi heo trong toàn tỉnh. Việc tiêu thụ thịt heo cho người chăn nuôi trong thời điểm hiện nay được UBND huyện vận động đến toàn dân. Do đó, việc xuất hiện các điển hình như vợ chồng thầy giáo Võ Trường Giang trong thời điểm hiện tại sẽ góp phần chia sẻ khó khăn cho người chăn nuôi heo trên địa bàn huyện.

ÁNH NGUYỆT - THÁI NGÂN

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null