PSDI 2021: Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước theo bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) năm 2021 với 65,28 điểm. Hải Phòng xếp thứ 2 với 64,09 điểm.

Tại hội thảo “Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị” do Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức hôm nay 21.12, chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) 2021 đã được công bố, với Đà Nẵng và Hải Phòng là 2 địa phương dẫn đầu.

Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) được nhóm nghiên cứu tại Học viện Chính sách và Phát triển xây dựng nhằm đánh giá mức độ phát triển các địa phương trên nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh việc đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển bền vững của các địa phương, chỉ số PSDI còn phần nào phản ánh khoảng cách trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương đó.

Bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) năm 2021

Bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) năm 2021

PSDI 2021 bao gồm 14 chỉ số thành phần phản ánh 17 mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Kết quả trung bình của 63 tỉnh thành trên cả nước năm 2021 đạt 51,38 điểm cho thấy các địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

Nhóm tỉnh/thành được đánh giá thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 13 địa phương, với sự góp mặt của nhiều tỉnh và thành phố lớn, trong đó có 3 tỉnh thăng hạng vượt bậc so với năm 2020 (Hưng Yên, Hà Nam và Bình Dương).

Năm 2021, Đà Nẵng là địa phương đứng đầu cả nước với 65,28 điểm. Trong số 14 mục tiêu phát triển bền vững, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mục tiêu bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh; tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm. Xếp thứ hai là thành phố Hải Phòng, với 64,09 điểm. Hải Phòng thể hiện sự vượt trội về các chỉ tiêu kinh tế với thành phần: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (xếp thứ nhất trong 63 tỉnh thành thành) và Công nghiệp, đổi mới sáng tạo (xếp thứ 2/63 tỉnh thành). Tiếp theo là Quảng Ninh với 63,10 điểm; Hà Nội đạt 62,46 điểm; Hưng Yên 62,43 điểm. Đứng cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm chung là những hạn chế trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu

Theo PGS.TS. Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, phát triển bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Thực hiện cam kết quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10.5.2017. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên các mục tiêu được công bố bởi Liên Hợp Quốc với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong nội dung kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động với nhiều nội dung thực hiện khác nhau. Đồng thời, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động này.

Hội thảo các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị

Hội thảo các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, PGS.TS. Trần Trọng Nguyên cho rằng còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra, như: Quan điểm về nội hàm và các bộ phận cấu thành phát triển bền vững, mô hình lý thuyết thực hiện phát triển bền vững ở các quốc gia; Trên khía cạnh đánh giá, giám sát thực hiện phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững chưa được định lượng bằng các chỉ số cụ thể, nên việc đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, việc đánh giá mức độ phát triển bền vững ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào tổng thể quốc gia, chứ chưa xây dựng cho cấp độ tỉnh, thành phố; Việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…

TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ KH&ĐT) cho rằng, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu 1, đặc biệt tỷ lệ nghèo đa chiều giảm mạnh, từ mức 9,2% năm 2016 xuống còn 3,36% năm 2022; Việt Nam vẫn tiếp tục đảm bảo để không ai bị thiếu đói, đảm bảo an ninh lương thực, duy trì tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản góp phần tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững hơn.

Đặc biệt, việc thực hiện mục tiêu 16 tiếp tục được thúc đẩy trong giai đoạn vừa qua, theo đó, tình trạng bạo lực đối với trẻ em và tình trạng tham nhũng có xu hướng giảm, sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công được cải thiện. Để tiếp tục duy trì được tiến độ thực hiện mục tiêu này, các vấn đề liên quan đến phòng chống bạo lực, chống tham nhũng và phát huy vai trò, sự tham gia của người dân cần thực hiện quyết liệt hơn trong thời gian tới.

“Trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT đề xuất 8 giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, hoàn thiện thể chế, thực hiện quá trình phục hồi xanh, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực…”, TS. Lê Việt Anh thông tin.

TS. Nguyễn Thế Vinh, Phó Giám đốc APD cho biết, giai đoạn hiện nay thế giới và Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó, nhiều vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết, thực thi từng bước. Để thực hiện, APD cũng đề xuất thực hiện mô hình tăng trưởng xanh hài hòa. Trong quá trình thực hiện cần có thể chế phù hợp và các chính sách thực thi sát với thực tế. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững. Mà thể chế là bệ đỡ cho phát triển bền vững là yếu tố tạo điều kiện hình thành, duy trì các thành quả phát triển bền vững.

Theo Diệp Diệp (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null