Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

1a-3177.jpg
Một tác phẩm vẽ chân dung Bác Hồ trên đá của anh Dương Đức Hòa. Ảnh: L.N

Những tác phẩm của anh đã gợi cảm xúc đặc biệt cho người xem.

Sau nhiều năm theo đuổi chủ đề về Bác, anh Hòa đã hoàn thành khoảng 100 tác phẩm gồm chân dung, hoạt động đời thường của Người, trong đó nhiều bức đã được những người yêu kính Bác và yêu hội họa trong và ngoài tỉnh sưu tập.

Sự bất tử của một hình tượng vĩ đại trong lòng bao thế hệ người Việt Nam kết hợp với đặc tính bền vững của chất liệu đá đã làm nên nét độc đáo, khiến nhiều người mong muốn được sở hữu tác phẩm.

Anh Hòa cho hay: Tác phẩm lớn nhất anh từng vẽ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc là trên phiến đá kích cỡ 20x30 cm. Tuy trước đó đã thành công với nhiều chủ đề khác nhau nhưng anh không khỏi áp lực khi vẽ Bác, bởi để bật lên đúng thần thái của Người, mang đến cảm xúc yêu kính cho người xem là một thử thách.

Song, với sự miệt mài của một họa sĩ yêu nghề, anh Hòa đã dùng sơn acrylic “in” lên đá dáng vẻ hiền từ, đôi mắt tinh anh, chòm râu bạc trắng của Người qua những đường nét chân thật, sống động.

Dưới bàn tay tài hoa của anh, đá còn chuyển tải những câu chuyện kể về hoạt động của Bác nơi Chiến khu Việt Bắc như: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ; Bác bên chiếc máy đánh chữ; Bác với chú ngựa thân thuộc trên đường công tác…

2a.jpg
Anh Dương Đức Hòa hoàn thiện một tác phẩm vẽ Bác Hồ trên đá. Ảnh: L.N

Cùng với đó, tác phong gần gũi của vị cha già dân tộc được anh Hòa thể hiện thành công với các tác phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra trận chỉ đạo Chiến dịch Biên giới Thu-Đông; Bác về thăm bà con nông dân đang gặt lúa tại Thái Nguyên; Bác Hồ bên các cháu thiếu niên nhi đồng… Những phút thong dong, tự tại của Người giữa bộn bề việc nước như: Bác câu cá trên sông Phó Đáy, Bác đọc sách… cũng gợi thật nhiều xúc cảm về vẻ bình dị của một danh nhân văn hóa thế giới.

Nhằm khắc họa chân dung Bác và các hoạt động đời thường sao cho chân thật nhất, anh Hòa nắm bắt nhanh những khoảnh khắc nhập tâm, đầy cảm hứng sáng tạo để hoàn thành.

“Tôi cứ làm hết mình, cho đến khi nào thật đẹp, thật hoàn thiện mới thôi. Trong quá trình vẽ, tôi gửi cho khách xem, nhận xét. Kể cả khi khách đã hài lòng nhưng mình chưa thấy ưng lắm thì tôi vẫn tiếp tục vẽ”-anh Hòa chia sẻ.

Tất cả tác phẩm trên của anh đều là tranh 2D, hình tiệp vào đá. Anh Hòa không phủ kín cả phiến đá bằng sơn acrylic mà chủ đích kết hợp hội họa với vẻ đẹp của chất liệu từ tự nhiên.

Họa sĩ cho hay: Vẽ trên đá rất kỳ công, trước tiên phải mài phẳng, xử lý tốt bề mặt rồi mới có thể bắt tay vào sáng tác. Tùy thế ngang hoặc dọc của từng viên đá mà anh chọn bố cục bức tranh. Do đá không thấm hút như giấy, vải nên sau khi vẽ 1 lớp phải chờ thật khô mới có thể vẽ lớp tiếp theo. Cuối cùng, người họa sĩ phủ thêm một lớp sơn bóng để giữ độ bền màu cho tác phẩm.

3tmot-so-tac-pham-tieu-bieu-cua-anh-hoa-ve-bac-ho.jpg
Một số tác phẩm tiêu biểu của anh Hòa về Bác Hồ. Ảnh: L.N

Do bận rộn với việc trường lớp nên thời gian anh Hòa hoàn thành tác phẩm thường kéo dài, dù vậy vẫn có những khách hàng sẵn sàng đặt hàng, chờ đợi để được sở hữu các tác phẩm độc đáo.

Trong số đó có ông Nguyễn Văn Tân, quê gốc Nghệ An, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội, khách hàng đặc biệt nhất của anh Hòa. Đến nay, ông đã đặt anh Hòa vẽ khoảng 70 tác phẩm về Bác Hồ trên chất liệu đá, không bức nào trùng lắp về đề tài và chủ yếu là tranh đời thường.

Ông Tân bày tỏ: “Tôi rất yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và muốn lưu lại hình tượng của Người trên đá bởi đây là chất liệu bền vững hơn hết. Tôi đã làm việc với nhiều họa sĩ rồi, nhưng không phải ai cũng phác họa được thần thái đặc biệt của Bác. Vẽ trên đá càng khó. Khi tìm thấy Hòa trên Facebook và liên hệ, đặt vẽ theo mong muốn, tôi thật sự hài lòng vì Hòa vẽ rất kỹ, rất đẹp, luôn đặt cái tâm của mình vào tác phẩm”.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Xu hướng "hóng drama" (theo dõi, bàn luận về các vụ bê bối, tranh cãi, tiêu cực trên mạng xã hội) ngày càng phổ biến. Những nội dung thiếu kiểm chứng, không học thuật, không giáo dục, không định hướng đã và đang "hớp hồn" người trẻ.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.