Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Nuôi đam mê trong từng nét vẽ

Từ nhỏ, Phạm Thanh Lâm đã bị cuốn hút bởi những nhân vật trong truyện tranh Nhật Bản được khắc họa với cảm xúc sinh động và những chi tiết tả tự nhiên như cảnh vật ngoài đời thật. Điều đó khiến Lâm tò mò tự hỏi: “Làm sao họ có thể vẽ được như vậy?”.

Từ đó, Lâm bắt đầu thử tìm hiểu và dần bén duyên với vẽ tranh truyền thần-loại tranh đòi hỏi kỹ thuật cao và khả năng đặc tả để biểu đạt từng chi tiết tự nhiên nhất của khuôn mặt, ánh mắt hay nụ cười của nhân vật.

chang-trai-9x-dam-me-ve-tranh-truyen-than-bg.jpg
Anh Phạm Thanh Lâm bên các bức tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: H.H

Năm 2010, anh Lâm tham gia Facebook để kết nối với những người cùng chung đam mê. Anh gia nhập các nhóm vẽ tranh truyền thần, học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật. Năm 2014, anh tạm gác lại niềm đam mê để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Sau khi ra quân vào đầu năm 2016, anh Lâm tiếp tục quyết tâm theo đuổi nghề vẽ tranh truyền thần. Với anh, tranh truyền thần không chỉ là đam mê mà còn là con đường để truyền tải những giá trị văn hóa, mỗi bức tranh là một câu chuyện.

“Không có điều kiện học qua trường lớp bài bản về nghệ thuật, mình hiểu rằng chỉ có cách tự học mới nhanh tiến bộ. Từ những video về vẽ tranh truyền thần được chia sẻ trên YouTube, mình kiên trì mày mò, nghiên cứu và thực hành. Mỗi ngày trôi qua, mình đều tự nhắc nhở bản thân phải nỗ lực hơn để nâng cao tay nghề”-anh Lâm tâm sự.

Thấy anh bỏ nhiều công sức vào nghề nhưng chưa kiếm được thu nhập, đã có lúc, bạn bè khuyên anh chuyển sang vẽ tattoo hay điêu khắc. Nhưng anh lại khẳng định: “Trót yêu rồi nên phải quyết tâm làm cho bằng được và đạt được cảnh giới cao nhất của nghề vẽ tranh truyền thần”.

Càng vẽ và giao lưu với nhiều người giỏi, anh Lâm dần hoàn thiện kỹ thuật vẽ. Những ánh mắt, nụ cười hay từng độ sáng tối, bóng mịn trong tác phẩm đều được anh chăm chút tỉ mỉ để lột tả đúng thần thái nhân vật.

Từ năm 2018, anh bắt đầu nhận vẽ tranh truyền thần. Đến nay, anh đã hoàn thiện gần 1.000 bức tranh, trong đó hơn 500 bức bán cho khách hàng trên cả nước. Anh Lâm chia sẻ: “Mình nhớ mãi đoạn tin nhắn của một bạn nữ biết mình qua mạng xã hội nhờ vẽ tranh ghép người mẹ đã khuất cùng 3 chị em. Mẹ bạn ấy mất khá lâu chỉ để lại 1 tấm ảnh thờ. Cảm giác lúc ấy đối với mình không chỉ khó diễn tả cảm xúc mà còn khó về trình độ”.

Sau gần 1 tháng nghiên cứu tìm tòi vẽ trên khổ A1, anh Lâm cũng đã kịp hoàn thành tác phẩm để 3 chị em treo đúng dịp Tết Tân Sửu 2021. Và dù đã họa chân dung nhiều nhân vật khác nhau, nhưng đến nay, chàng họa sĩ vẽ tranh chì vẫn xem đây là một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của mình. Bởi bức tranh 4 mẹ con không chỉ là tác phẩm vẽ ghép đầu tiên trong sự nghiệp mà còn thu hút hơn 100.000 lượt thích, bình luận, chia sẻ trên Facebook.

Vẽ tranh để kết nối

Theo chàng họa sĩ 9X, để vẽ một bức tranh chân dung khổ A3 thường mất 4-5 ngày hoặc 1 tuần để hoàn thành. Một bức tranh khổ A3 có giá từ 1,5 triệu đồng, trong khi tranh khổ lớn hơn như A2, A1 hoặc A0 có giá cao hơn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, đối với những bức tranh vẽ ghép có câu chuyện đặc biệt phía sau, anh Lâm sẽ không lấy chi phí.

“Mặc dù phải bỏ nhiều công sức, tâm huyết vào tác phẩm nhưng đó lại là nguồn động lực giúp mình yêu nghề hơn và giữ ngọn lửa nhiệt huyết khi làm nghề”-anh Lâm bày tỏ.

2hh.jpg
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Huỳnh (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là cặp đôi đầu tiên được anh Lâm vẽ tặng tranh miễn phí. Ảnh: Hoàng Hoài

Để tranh truyền thần đến gần hơn với mọi người, tháng 12-2024, anh Lâm khởi động dự án vẽ tranh truyền thần miễn phí cho các cặp đôi người Gia Lai vừa cưới và chuẩn bị cưới. Đến nay, hơn 100 người đăng ký tham gia, trong đó có nhiều cặp đôi đã nhận tranh.

Anh Nguyễn Văn Huỳnh (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là người nhận bức tranh đầu tiên. Anh chia sẻ: “Khi nhận được bức tranh anh Lâm tặng, vợ chồng mình rất vui. Bức tranh và ảnh chụp giống nhau như 2 giọt nước. Mình dự kiến đặt hàng vẽ ảnh chân dung cả gia đình”.

Còn vợ chồng chị Nguyễn Yến (cùng thôn Tân Lập) không chỉ vui mà vô cùng bất ngờ khi nhận được bức tranh cho anh Lâm vẽ tặng. Chị Yến tâm sự: “Mặc dù biết Lâm nhiều năm nay nhưng khi nhìn thấy bức tranh, mình vô cùng ngạc nhiên về tài năng vẽ của anh ấy. Từng nét vẽ rất thật, đặc biệt là trên khuôn mặt. Mình thích nhất là đôi mắt tươi tắn và rạng ngời hạnh phúc”.

Nói về những dự định trong tương lai, anh Lâm cho biết mình đang ấp ủ mở lớp đào tạo nghề vẽ tranh truyền thần. Anh tin rằng vẽ tranh truyền thần không chỉ là công việc mà còn là cách truyền tải và lưu giữ những câu chuyện quý giá. “Tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu với nghề và lan tỏa nghệ thuật vẽ tranh truyền thần cho các bạn trẻ có cùng đam mê”-anh Lâm khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

(GLO)- Sáng 8-10, tại Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng), Huyện Đoàn Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai yêu thương tổ chức chương trình trao tặng “Tủ sách cho em” năm 2024.

Dân dã nộm rau dớn

Dân dã nộm rau dớn

Ở vùng Tây Bắc, rau dớn là loài rau mọc tự nhiên bên bìa rừng, ven suối, quanh năm xanh tốt; là nguồn thực phẩm xanh tự nhiên, sạch và bổ dưỡng. Mỗi khi đi vào rừng hay ra suối, người Tày đều hái những ngọn rau dớn xanh non mơn mởn về chế biến món ăn.