Công chức tự bỏ tiền học thạc sĩ, tiến sĩ mới công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Nội dự kiến chi 61,6 tỉ đồng để cử công chức đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
 

 

 Xã hội có quá nhiều thạc sĩ, tiến sĩ lò ấp
Xã hội có quá nhiều thạc sĩ, tiến sĩ lò ấp



Cụ thể, Hà Nội sẽ cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến với công chức, viên chức không quá 35 tuổi thuộc các sở. Chỉ tiêu là 30 người gồm 5 tiến sĩ và 25 thạc sĩ.

Cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước công chức, viên chức. Chỉ tiêu đào tạo 240 người gồm 40 tiến sĩ và 200 thạc sĩ.

Người dân đã nghe quá nhiều về các đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng hiệu quả là vấn đề đáng nói.

Điển hình như đề án 911, được đầu tư 14.000 tỉ đồng để đào tạo 23.000 tiến sĩ, đề án này dừng nửa chừng. Đề án 322 "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước", dự định diễn ra trong 5 năm (2000 - 2005) nhưng sau đó kéo dài 10 năm với tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng. Kết quả là số tiến sĩ tốt nghiệp chỉ chiếm 50% số gửi đi học. Hơn 30% số người về nước không trở lại cơ quan cũ làm việc.

Một số địa phương cũng có đề án cử cán bộ công chức đi đào tạo sau đại học, nhưng cũng lùm xùm kiện cáo vì nhiều người đi không về. Đà Nẵng là một ví dụ về kiện "nhân tài" bồi thường kinh phí.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cử cán bộ, công chức đi học sau đại học?

Công chức đi làm thì phải hoàn thành nhiệm vụ, lãnh lương thì phải làm đúng giờ, đủ ngày công lao động. Còn ai muốn học để lấy bằng cấp thì tranh thủ học thêm ngoài giờ làm việc, đó mới công bằng.

Đúng là sự học thì không có chỗ dừng, ai cũng phải học hành, rèn luyện liên tục để cập nhật kiến thức, phục vụ cho công việc và tiến bộ bản thân.

Về cập nhật kiến thức chuyên môn, các cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng, đó là việc đương nhiên phải làm. Còn cá nhân ai có nhu cầu đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì tự mình lo, không thể có chuyện chi ngân sách cho cán bộ, công chức đi học.

Bao nhiêu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng phải bỏ tiền đóng học phí, vậy thì công chức đi học sau đại học bằng tiền nhà nước là không công bằng.




https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cong-chuc-tu-bo-tien-hoc-thac-si-tien-si-moi-cong-bang-1048416.ldo

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Làm bóng đá tử tế

Làm bóng đá tử tế

Khi giải V-League mùa bóng 2023-2024 đang đi về những vòng đầu cuối cùng, vấn đề kỷ luật trên sân cỏ lại liên tục có những biểu hiện căng thẳng, chực chờ vượt tầm kiểm soát, gây ra những hình ảnh không đẹp.
Làm ngược

Làm ngược

Là phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay, tôi luôn trong trạng thái “căng như dây đàn”. Tôi tin, hàng triệu phụ huynh khác trong cả nước có con như tôi cũng có tâm trạng tương tự. Điều khiến các phụ huynh lo lắng là bởi các con đang phải căng mình trải qua một “cuộc chiến” khốc liệt không đáng có.
Thêm gánh nặng cho người lao động

Thêm gánh nặng cho người lao động

Hai ngày qua, đề xuất của ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra trình Quốc hội về cơ chế bổ sung bảo vệ người lao động (NLĐ) trong trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) không còn khả năng đóng BHXH đang tạo sóng dư luận.
Công bằng thuế

Công bằng thuế

Đó là yêu cầu mà dư luận, người dân và doanh nghiệp đặt ra khi ngành thuế đẩy mạnh phạt, cưỡng chế đặc biệt là hoãn xuất cảnh với lãnh đạo doanh nghiệp nợ thuế.
Từ 'Ba sẵn sàng' tới 'Thanh niên tình nguyện'

Từ 'Ba sẵn sàng' tới 'Thanh niên tình nguyện'

Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt. Bởi cách đây 60 năm, T.Ư Đoàn đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng" (sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần). Và cũng cách đây 25 năm, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè chính thức được hình thành.
Sợ sai, sợ đến bao giờ?

Sợ sai, sợ đến bao giờ?

Vắt từ kỳ họp này, sang kỳ họp khác, tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, không dám quyết, dám làm… vẫn là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm nêu ra tại kỳ họp thứ 7.
Game và mục tiêu 1 tỉ USD

Game và mục tiêu 1 tỉ USD

Trò chơi điện tử (game, online và offline) suy cho cùng vẫn là một bộ môn giải trí. Nó tốt hay xấu là tùy nội dung và cách người ta chơi. Tệ hại và gây nên thành kiến xấu cho game là khi nó bị một số kẻ lợi dụng để kiếm lợi nhuận bất chính, phi pháp.